Bàn Thờ Thần Tài Gồm Những Gì? 9+ Vật phẩm Không Thể Thiếu Trên Ban Thần Tài

Thờ thần tài là một trong những nét đẹp tín ngưỡng lâu đời tại Việt Nam. Thế nhưng không phải bất cứ người nào cũng đã rõ bàn thờ thần tài gồm những gì. Chính vì thế, bài viết hôm nay, VINA Land sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.

Tổng quan về tín ngưỡng thờ thần tài của người Việt

Nếu xét về mặt thời gian thì tín ngưỡng thờ thần Tài là một trong những tín ngưỡng xuất hiện muộn nhất. Tuy nhiên, hiện nay đây lại là một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất ở nước ta.

Theo phong tục dân gian thì ngày vía thần Tài sẽ rơi vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này, mọi người thường đi mua vàng với mong ước một năm mới làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn.

Và một điều dễ nhận thấy nữa đó là ở khắp mọi nơi dù từ trong các ngôi đình, chùa, am, miếu,… hay cho đến các hộ gia đình và đặc biệt là tại các cửa hàng buôn bán, kinh doanh người ta đều thờ thần Tài.

Điều này sẽ giúp cho thần Tài là ban tài phát lộc, mang lại cuộc sống ấm no, sung túc cho con người trong cuộc sống. Chính vì thế trước khi muốn thỉnh thờ vị thần này thì mọi người cần biết bàn thờ thần tài gồm những gì.

Thông tin chung về tín ngưỡng thờ thần tài
Thông tin chung về tín ngưỡng thờ thần tài

Bàn thờ thần tài gồm những gì?

Dưới đây là những thứ cần thiết cho một bàn thần Tài hoàn chỉnh. Mọi người có thể tham khảo thông tin để sắm lễ vật thật đầy đủ nhé.

Tượng sứ thần Tài và ông Địa

Đây là điều bắt buộc cần có khi thỉnh người về để thờ, các bạn có thể bày trí, từ ngoài nhìn vào theo phía bên trái là ông Thần tài còn bên phải là Ông Địa. Theo quan niệm thì đây là hai vị quan thường được thờ chung trên bàn thờ cũng sẽ đi với nhau.

Hũ muối, hũ gạo và hũ nước

Đây là thứ cần có tiếp theo khi chuẩn bị mà mọi người cần chú ý. Với ba hũ muối, gạo, nước là vật tượng trưng cho một cuộc sống no đủ, yên ấm trong gia đình. Những vật bày trí này sẽ được để cố định và thay mới vào dịp cuối năm.

Bàn thờ thần tài gồm những gì
Bàn thờ thần tài gồm những gì

Bát hương cúng ( bát nhang)

Ở giữa bàn thờ Thần tài, Ông Địa là một bát hương. Đối với việc bốc bát hương phải theo một số thủ tục nhất định để tránh động bát. Chính vì thế khi các bạn làm vệ sinh, lau chùi bàn thờ cũng cần hết sức cẩn thận, tránh làm xê dịch bát, làm mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.

Bình hoa tươi

Bình hoa tươi sẽ được đặt ở bên tay phải và trừ lại góc trái để bày đĩa trái cây bên tay trái. Một lưu ý cho mọi người là hoa dùng để trưng phải là hoa tươi và thay liên tục tránh để bị héo.

Trái cây ngũ quả

Như đã chia sẻ ở trước thì đĩa trái cây sẽ ở góc trái của bàn thờ và phải được giữ tươi nên gia chủ có thể thay thường xuyên hoặc vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng.

Khay đựng chén nước chữ thập

Năm chén nước hình chữ thập này đại diện cho ngũ hành và ngũ phương nên mọi người cũng phải chuẩn bị thật kỹ. Ngoài ra, nó còn giúp bàn thờ thần tài đẹp hơn, sung túc hơn.

Tượng đá ông cóc

Ông Cóc sẽ để ngồi ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào. Sáng gia chủ sẽ quay Cóc ra và tối quay Cóc vào.

Đặt tượng Ông Cóc vào góc trái
Đặt tượng Ông Cóc vào góc trái

Hoa tươi trong tô nước sứ

Ngoài những vật trên các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp và  nông lòng để đổ đầy nước. Sau đó mọi người ngắt những bông hoa trải trên mặt nước để làm Minh Đường Tụ Thủy nhằm giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Tượng Phật Di Lặc

Và vật phẩm cuối cùng cần có cho bàn thờ thần tài gồm những gì đó chính là tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ có nhiệm vụ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

Những lưu ý trong cách bài trí vật phẩm trên bàn thờ thần tài

Khi đã chuẩn bị đầy đủ những vật cần có khi thờ Thần Tài nói trên thì gia  chủ cũng nên lưu ý một số các vấn đề trong cách bài trí như sau:

Lưu ý khi đặt tượng Thần Tài

Phần đông các gia đình hiện nay sẽ lựa chọn bàn thờ Thần Tài có 3 ông: Thần Tài, Thần Phát và Ông Địa. Nếu không sử dụng tượng ông Thần Phát thì gia chủ hoàn toàn có thể sử dụng bài vị bàn thờ Thần Tài để thay thế với cách sắp xếp lần lượt là:

Ông Thần Tài ở phía bên trái từ ngoài vào. Tiếp đó, ông Thần Tài bên trái và Thần Phát ở giữa và Ông Địa ở bên phải.

Cách bố trí bát hương

Bát hương sẽ luôn được đặt ở vị trí chính giữa và đặt cố định không được xê dịch. Ngoài ra, bát hương phải ở chính giữa bàn thờ, vị trí trước và ở giữa chân Thần Tài – Ông Địa. Đồng thời, bát hương không bị giới hạn hay che khuất bởi mái bàn thờ.

Cách bày lọ hoa trang trí bàn thờ 

Lọ hoa trang trí nên đặt ở bên phải và đĩa đựng trái cây cùng với các loại lễ vật thắp hương, ông Cóc sẽ ở bên trái. Tốt nhất mọi người nên lựa chọn thêm bộ kỷ chén thờ có chứa 5 chiếc chén tượng trưng cho ngũ hành.

Một số các lưu ý trong bài trí bàn thờ thần Tài
Một số các lưu ý trong bài trí bàn thờ thần Tài

Cách bố trí ông Cóc

Ông Cóc được biết đến là biểu tượng cho sự giàu sang và phát tài trong công việc kinh doanh  nên việc đặt sao cho đúng cũng vô cùng quan trọng.

  • Cóc ngậm tiền sẽ nằm bên trái bàn thờ khi nhìn từ ngoài vào tức ở phía trước ông Thần Tài.
  • Buổi sáng gia chủ nên cho mặt cóc nhìn hướng ra cửa chính. Đổi lại vào buổi tối ngoảnh mặt về ông Thần Tài.
  • Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp, lau chùi ông Cóc sạch sẽ đều đặn.
  • Khi muốn di chuyển ông Cóc các bạn cần sử dụng một tấm vải đỏ trùm lên đầu ông rồi mới tiến hành..

Lưu ý khi bày cây cảnh

Cây cảnh cũng là một trong những điều không thể thiếu. Chính vì thế khi sắm sửa, mọi người nên ưu tiên những loại cây mang ý nghĩa về phát tài, may mắn như: Cây kim tiền, cây kim ngân,cây phát tài,… Chưa hết, gia chủ nên chú ý lựa chọn cây hợp mệnh với mình để thu hút được nhiều vượng khí để hỗ trợ nhiều hơn trong công việc kinh doanh.

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ về bàn thờ thần tài gồm những gì. Mong rằng những thông tin trên đã giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc. Đừng quên theo dõi những biết viết sắp tới của VINA Land để cập nhật nhiều hơn những thông tin bổ ích khác nhé.

Xem thêm: