Bằng khoán đất được hiểu là loại giấy tờ cũ nhưng vẫn còn giá trị hiện hành, Tuy nhiên, thông tin về bằng khoán là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy, Vinaland sẽ trả lời hết những thắc mắc của bạn về bằng khoán đất trong bài viết sau đây.
I. Bằng khoán đất là gì?
Bằng khoán là gì? Bên cạnh một số giấy tờ cần thiết về đất đai như sổ hồng, sổ đỏ,… thì hiện nay, cũng hiếm người nắm được các định nghĩa và thông tin liên quan đến bằng khoán đất.
Bằng khoán đất định nghĩa đơn thuần là một dạng giấy tờ đất đai chứng minh quyền sử dụng đất đối với mảnh đất thổ cư. Bằng khoán đất thường thấy trong xã hội cũ bởi vì nó ra đời vào thời Pháp thuộc và có hiệu lực trước ngày 30/04/1945.
Hiện nay cũng có những người sử dụng thứ giấy tờ trên do sử dụng đất được cấp từ thời Pháp thuộc. Theo thông tư 02/2 -15/TT điều 15 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, bằng khoán đất còn được công nhận với tên là “bằng khoán điền thổ”.
II. Bằng khoán đất có những đặc điểm cơ bản nào?
Bằng khoán đất (Bằng khoán điền thổ) có những đặc điểm căn bản theo từng giai đoạn như sau:
Đầu những năm 1930, bằng khoán đất có 16 cột thông tin (11 cột ở mặt trước và 5 cột ở mặt sau) với tiêu đề đều viết theo tiếng Pháp, nội dung chủ yếu ghi bằng chữ quốc ngữ.
Từ năm 1950, bằng khoán điền thổ đã dùng toàn bộ 100% chữ tiếng Việt.
Về kích thước, giấy khoán điền thổ có các định nghĩa cụ thể như sau:
- Chiều ngang là 20cm, chiều cao là 25cm.
- Trang đầu có nội dung bao gồm thông tin là tên chủ sở hữu của mảnh đất và tên cơ quan cung cấp bằng khoán đất đương thời.
- Những trang sau đó có nhiều thông tin cụ thể như: diện tích đất, vị trí đất, tọa độ thửa đất theo bản đồ, số trang, ranh giới tiếp giáp của mảnh đất theo sát thực tế, . ..
- Mặt sau có sắp xếp các trang trống với mục đích nhằm viết những ghi chú liên quan đến Pháp lý trong việc giao đất hay chuyển đổi chủ sở hữu.
Giống với các giấy tờ nhà đất thông thường thì bằng khoán đất có tác dụng dài hạn. Nó có vai trò quyết định đối với tài sản. Là bằng chứng thể hiện quyền bảo vệ trước pháp luật làm cho cơ quan công quyền có đầy đủ lý lịch và thông tin căn bản của thửa đất.
III. Có thể dùng bằng khoán đất để xin cấp sổ đỏ hay không?
Nếu bạn đang băn khoăn việc có thể sử dụng bằng khoán đất mà xin cấp đổi sổ đỏ thành công hay không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bởi hiện nay, dựa theo điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và điều 15 trong Thông tư 02/2015/TT- Bộ Tài nguyên môi trường có nêu: Hộ gia đình, cá nhân sở hữu một trong những giấy tờ được cơ quan thẩm quyền của chế độ cũ ban hành vẫn có thể dùng chúng khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất.
Vì vậy, nếu bạn đang có bằng khoán điền thổ, bạn nên xin cung cấp thêm những giấy tờ thông dụng hiện nay như sổ đỏ, sổ hồng,… nhằm thuận lợi hơn nữa cho việc mua bán bất động sản hoặc vay vốn ngân hàng khi cần thiết.
IV. Ai có thể xin cấp bằng khoán đất?
Những cá nhân và hộ gia đình đang sử dụng đất lâu dài và có các giấy tờ đã nêu trong Khoản 2, Điều 100 Luật đất đai 2013 sẽ được cung cấp bằng khoán đất như sau:
- Những giấy tờ chứng minh quyền đang quản lý đất từ 15/10/1993 đã ký bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc do quá trình thực thi chính sách đất đai của Nhà nước.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký và quản lý hoặc có tên trên Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993.
- Giấy tờ chứng minh việc tặng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất khi nhận thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.
- Giấy tờ sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán tài sản gắn liền với đất từ trước ngày 15/10/1993. Giấy tờ này đã có Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực theo đúng quy định pháp luật.
- Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo đúng pháp luật và giấy tờ thanh lý hoặc bán nhà ở đi kèm với mảnh đất.
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc sang tên đổi chủ sở hữu với cơ quan có thẩm quyền của chế độ xã hội xưa theo quy định pháp luật đương thời.
- Một số loại giấy tờ khác theo quy định của Chính phủ tính từ trước ngày 15/3/1993
Để xin cấp bằng khoán đất thì các giấy tờ trên của bạn phải chắc chắn là giấy tờ gốc có công chứng. Thông tin trên giấy tờ cần phù hợp với thực tế nhằm hạn chế việc tốn thời gian cho cơ quan công quyền đi kiểm tra hồ sơ nhiều lần.
V. Hướng dẫn làm thủ tục bằng khoán cho đất đai
Để thực hiện thủ tục bằng khoán về đất đai, bạn phải có các hồ sơ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc những tài sản khác có gắn liền với đất.
- Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất có hiệu lực theo yêu cầu của pháp luật.
- Bản photo có công chứng của thẻ căn cước công dân hoặc hộ khẩu.
- Trích lục bản đồ địa hình liên quan của thửa đất.
Thông thường, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày đăng ký, nếu hồ sơ bạn nộp không có vấn đề gì, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất theo như quy định của pháp luật hiện nay.
VI. Chi phí làm bằng khoán đất khoảng bao nhiêu?
Làm bằng khoán đất bao nhiêu tiền là một câu hỏi phổ biến gặp. Để thực hiện bằng khoán đất, người có đất phải đóng lệ phí trước bạ.
Lệ phí trước bạn nghĩ đơn thuần là khoản lệ phí do người sở hữu tài sản cố định phải nộp. Lệ phí này được chuyển sang cơ quan thuế trước khi đưa tài sản cố định trên vào sử dụng.
Đối với nhà đất, lệ phí trước bạ sẽ thu theo nguyên tắc như sau:
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (giá 1m2 đất theo Bảng giá đất x diện tích)
Điều kiện:
- Diện tích đất là phần diện tích thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người đăng ký và do Phòng quản lý đất đai xác định, bàn giao với cơ quan thuế.
- Giá đất trên 1m2 căn cứ theo bảng giá của UBND cấp tỉnh, thành phố TTTW vào thời điểm đăng ký.
Trước khi nhận bằng giao khoán đất, bạn cần dự tính sẵn các khoản chi phí trên để chuẩn bị nhanh và không tốn thời gian.
VII. Bằng khoán đất bị mất có được cấp lại không?
Trong một vài trường hợp hy hữu, bạn vô ý để thất lạc bằng giao khoán đất. Bạn cũng có thể đề nghị cấp trở lại với các giấy tờ cần chuẩn bị theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:
- Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy tờ chứng minh việc mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu việc thất lạc giấy tờ kéo dài 15 ngày. Nếu lý do là thất lạc vì thiên tai thì bạn phải hỏi Uỷ ban nhân dân cấp xã về giấy chứng minh việc thiên tai, hoả hoạn đã diễn ra.
Tuy nhiên việc đề nghị cấp đổi bằng giao khoán đất rất tốn thời gian và công sức nên có một số hồ sơ cần được xác nhận. Chính vì vậy, bạn nên lưu giữ chúng một cách cẩn thận để chắc chắn sự việc này không xảy ra.
VIII. Tách bằng khoán đất được không?
Theo quy định căn cứ vào khoản 1 điều 188 Luật Đất đai năm 2013 và điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-Bộ Tài Nguyên Môi Trường thì bạn hoàn toàn có thể tách quyền bằng khoán đất.
Để tách giấy tờ này, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Bạn đã sở hữu Giấy xác nhận đăng ký quyền sử dụng đất có hiệu thực
- Mảnh đất của bạn không ở gần khu vực tranh chấp
- Đất phải còn thời hạn sử dụng theo như quy định pháp luật
- Dựa theo quy định tại địa phương mà mảnh đất của bạn phải đạt đến diện tích tối thiểu
Trên đây là tất cả những thông tin về bằng khoán đất mà Vinaland đã gửi đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến bằng khoán đất, hãy liên hệ với Vinaland qua hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc truy cập website vinaland.co để được giải đáp.