Bóng bóng bất động sản là thuật ngữ quen thuộc đối với những ai tiếp xúc với lĩnh vực bất động sản. Dưới đây, Vinaland sẽ cùng bạ tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng những nguyên nhân tạo nên bong bóng bất động sản và hậu quả mà nó gây ra.
I. Tìm hiểu về thuật ngữ Bong bóng bất động sản
Bong bóng bất động sản là hiện tượng giá cả của các bất động sản tăng quá mức so với giá trị thực sự của nó. Khi giá trị của một bất động sản vượt cao quá mức so với giá trị thực của nó thì đến một thời điểm nhất định, tính thanh khoản của các bất động sản sẽ không còn và dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản sẽ chững lại và bắt đầu tụt giá sâu khiến cho thị trường này bị vỡ.
Ví dụ: Giá trị thực của lô đất A là 800 triệu. Khi hiện tượng bong bóng bất động sản xảy ra, giá bán của lô đất này sẽ tăng lên đến 1,2 tỷ. Lúc này, một người khi nhìn thấy giá của lô đất tăng quá nhanh nên sẽ mua lô đất này với giá 1,2 tỷ. Và một người khác sẽ mua lại lô đất với giá cao hơn với hy vọng lô đất sẽ tiếp tục tăng giá.
Nhưng khi bong bóng bất động sản phình to ra và nổ, lô đất bị đẩy giá lên quá cao so với giá trị thực thì lúc này, không còn ai muốn mua nữa và giá của nó sẽ bị chững lại và giảm mạnh. Đây là một ví dụ điển hình cho hiện tượng bong bóng bất động sản.
II. 3 nguyên nhân tạo nên bong bóng bất động sản
Theo nhận định của Hiệp hội BĐS TP. HCM về cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản vào năm 2007, 2010, nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ:
- Tăng trưởng GDP ở mức cao: Năm 2007 được đánh giá là một năm mà kinh tế Việt Nam phát triển toàn diện và có mức tăng trưởng GDP rất cao (8,48%). Tăng trưởng GRDP ở TP. HCM đạt mức 12,6%, mức cao nhất trong 10 năm từ năm 1997. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp và người dân dễ kiếm tiền và bất động sản được xem là kênh đầu tư tài sản lựa chọn để cắt trữ, kinh doanh và đầu cơ.
- Sự nới lỏng chính sách tín dụng, thậm chí cho vay dưới chuẩn: Tăng trưởng tín dụng năm 2007 ở mức rất cao (37%). Phần lớn đổ vào bất động sản, ngoài ra, các nguồn vốn xã hội cũng đổ vào bất động sản. Điều này cho thấy hiện tượng không kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn vay tín dụng mà lẽ ra phải sử dụng đúng mục đích.
- Sự xuất hiện rất nhiều của các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản thứ cấp như môi giới, cò đất, cò nhà,…: Điều này kết hợp với các đợt tăng giá nhanh chóng của bất động sản cho thấy dấu hiệu có giới đầu cơ bất động sản cầm trịch các đợt sốt giá.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng bong bóng bất động sản năm 2010 còn có thêm một nguyên nhân là hệ quả của gói kích cầu đầu tư với quy mô khoảng 1 tỷ USD vào giữa năm 2009 và có lẽ phần lớn nguồn vốn đã được đầu tư vào bất động sản mà không có sự kiểm soát chặt chẽ.
III. Hậu quả của bong bóng bất động sản
1. Nợ xấu
Một trong hai hậu quả nghiêm trọng mà bong bóng bất động sản gây ra là tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chính ngân hàng đó và cả nền kinh tế.
- Ảnh hưởng đến ngân hàng: Doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả vốn khiến ngân hàng không thể thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí khác) dẫn đến thâm hụt nguồn vốn ngân hàng và giảm sút lợi nhuận. Tỷ lệ nợ xấu quá hạn cao làm giảm uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng dẫn đến khó huy động vốn.
- Ảnh hưởng đến nền kinh tế: Rủi ro tài chính ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động và tăng trưởng của ngân hàng. Một khi ngân hàng bị phá sản, hiệu ứng dây chuyền sẽ xảy ra, gây nên những ảnh hương tiêu tục và khủng hoảng cho cả nền kinh tế.
2. Bất động sản ma
Bất động sản ma là các dự án bất động sản bị bỏ dở hoặc hoàn thành mà không có người ở. Những dự án án này trước kia có giá trị hàng nghìn tỷ nhưng vì nhà đầu tư, doanh nghiệp bị phá sản hoặc các nguyên nhân khác mà không được hoàn thành và không có giá trị sử dụng. Điều này đặt ra một vấn đề khó cho chính quyền. Việc tái cấu trúc hay đạp đi xây lại đều gặp rất nhiều khó khăn và phải mất hàng chục năm để khắc phục hậu quả.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc các nhà đầu tư, doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả vốn.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng bong bóng bất động sản và những hậu quả mà nó mang lại. Vinaland hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình về thuật ngữ này và góp phần tìm ra phương hướng kinh doanh, đầu tư hiệu quả và bền vững.