Vay ngân hàng để mua nhà được xem là giải pháp tối ưu dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vậy, đối với những người lần đầu mua nhà, có nên vay ngân hàng mua nhà? Hôm nay Vinaland sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết về việc vay ngân hàng mua nhà thông qua bài viết dưới đây.
I. Vay ngân hàng mua nhà là hình thức như thế nào ?
Phương án vay ngân hàng mua nhà được rất nhiều người chọn lựa khi muốn sở hữu cho mình ngay một căn nhà nhưng số tiền để trả chưa đủ ngay trong một lần.
Ví dụ: Bạn đang muốn mua căn hộ giá 2 tỷ nhưng bạn mới chỉ có 500 triệu. Với số tiền như vậy bạn mới chỉ sở hữu được 25% căn hộ và để mua được nhà, bạn phải vay người thân hoặc ngân hàng thêm số tiền 1 tỷ 500 triệu nữa tương đương với 75% giá trị căn hộ.
Nhiều ngân hàng có chương trình vay mua nhà trả góp hiện nay để hỗ trợ tài chính cho những ai chưa có đủ tiền để mua nhà.
Các gói vay vốn sẽ dao động từ 25% – 70% giá trị của căn nhà, thậm chí có một số ngân hàng thì số tiền cho vay này có thể lên tới 80% hoặc 100% giá trị ngôi nhà.
Sau này, khách hàng trả góp cho ngân hàng với số tiền lãi + tiền gốc định kỳ hàng tháng trong vòng từ 10 – 20 năm. Hoặc bạn hoàn toàn có thể trả hết bất cứ lúc nào nếu có đủ tiền ( nhằm tránh trả thêm lãi cho ngân hàng )
Ví dụ:
Nếu vay ngân hàng 1 tỷ 500 triệu kéo dài trong 15 năm (180 tháng) với lãi suất là 10%. Vậy, mỗi tháng bạn cần trả số tiền gốc và lãi suất như sau:
- Tiền gốc: 1 tỷ 500 triệu/180 tháng = 8.333.333 vnd
- Tiền lãi suất: (1 tỷ 500 triệu/12 tháng) x 10% = 12.500.000 vnđ
Vì vậy, bạn sẽ phải trả cho ngân hàng số tiền mỗi tháng là 20.833.333 vnđ
Bên cạnh các cá nhân mà còn có các doanh nghiệp, nhà đầu tư vay tiền ngân hàng để đầu tư bất động sản. Đây là hình thức sử dụng vốn gọi là đòn bẩy tài chính.
Trong đầu tư bất động sản, đòn bẩy tài chính được sử dụng khá phổ biến, giúp các nhà đầu tư tăng tỷ suất sinh lời/ vốn đầu tư hoặc gia tăng tài sản của mình một cách nhanh chóng.
II. Có nên hay không việc vay ngân hàng để mua nhà?
1. Ưu điểm
- Người mua sẽ có nhà ngay, không cần chờ nhiều năm cho tới khi tích góp đủ tiền để mua.
- Đòn bẩy giúp nhanh chóng gia tăng tài sản của nhà đầu tư và tối ưu hóa tỷ suất lợi nhuận
- Áp lực của khoản vay cũng được xem là một yếu tố làm gia tăng sự nỗ lực kiếm tiền và tiết kiệm của bạn hơn
2. Nhược điểm
- Nếu ở thời kỳ suy thoái hay khi sản phẩm đầu tư BĐS không đem lại lợi nhuận xứng đáng. Khoản vay này sẽ là một áp lực khá lớn đối với nhà đầu tư
- Nếu các khoản vay của bạn không hợp lý (vay quá khả năng có thể chi trả) điều này sẽ tạo nên áp lực vô cùng lớn trong cuộc sống.
- Sẽ phải chi trả một khoản lãi suất theo tháng mà bản thân không lường trước được (vì lãi suất vay vốn sẽ thả nổi theo thị trường)
Mua nhà là một việc rất quan trọng với những người mong muốn có cuộc sống ổn định và tự chủ vì sở hữu tài sản của mình thay vì đi thuê nhà của người khác.
Tuy vậy, nó không hề dễ dàng với nhiều người vì nhà chính là loại hình tài sản có giá trị lớn mà không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để trả ngay trong 1 lần.
Với nhiều người, họ sẽ cần phải tích cóp tiền trong nhiều năm hoặc thậm chí là cả đời để có một ngôi nhà của riêng mình. Vì thế, vay tiền ngân hàng được xem là một giải pháp tối ưu giúp họ có thể sở hữu được một ngôi nhà ngay khi còn trẻ.
3. Vay tiền ngân hàng mua nhà trả góp có nên hay không?
Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào tài chính cá nhân và cách lựa chọn hình thức vay của từng người.
Câu trả lời sẽ là có với những ai có thu nhập ổn định và cao hàng tháng, mức tiền phải trả góp và lãi suất thường không vượt quá 60% thu nhập hàng tháng của họ. Tuy nhiên với người có thu nhập ở mức trung bình hoặc không ổn định thì cần nên có lựa chọn vay phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.
III. Những lưu ý khi vay tiền ngân hàng để mua nhà
1. Chọn chủ đầu tư có uy tín
Việc rất quan trọng đầu tiên khi bạn quyết định mua nhà là cần tìm hiểu chủ đầu tư. Bởi nếu bạn mua căn hộ trong dự án thiếu các hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không thực hiện đúng những quy định của Luật pháp thì căn hộ đó sẽ không được cấp sổ hồng. Bạn cần xem xét việc này trong trường hợp xấu nhất khi bạn không thể tiếp tục trả nợ cho ngân hàng và muốn bán nhà để có tiền chi trả. Trong việc chuyển nhượng lại cho người khác bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bạn sẽ rơi vào tình trạng khốn đốn vì không có sổ hồng nếu chọn chủ đầu tư không uy tín.
Bên cạnh đó, các rủi ro khác có thể dễ xảy ra khi gặp chủ đầu tư không uy tín như tiến độ của dự án bị trì trệ nhiều năm. Bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu mới có nhà ở. Hoặc là chất lượng công trình xuống cấp nhanh chóng, không đảm bảo chất lượng, chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư,… Vì thế, lựa chọn chủ đầu tư uy tín chính là việc phải làm đầu tiên nếu bạn có ý định mua nhà.
2. Những điều khoản cần nắm rõ trong hợp đồng vay vốn
Trước khi quyết định đặt bút ký hợp đồng vay vốn, bạn cần phải đảm bảo rằng mình đã nắm rõ tất cả về khái niệm lãi suất ưu đãi và lãi suất thả nổi, các cách thức tính lãi hay tiền phạt khi thanh lý hợp đồng.
2.1. Lãi suất ưu đãi
Trong một vài nội dung quảng cáo bạn đọc hay những lời tư vấn từ nhân viên môi giới bạn thường được nghe tới mức lãi suất hấp dẫn (ví dụ: 5%/năm). Bạn hãy chú ý về thời gian sẽ áp dụng mức lãi suất này. Mức lãi suất ưu đãi thông thường chỉ áp dụng trong khoảng thời là 6 tháng đầu hoặc 1 năm đầu tiên. Sau đó ngân hàng sẽ tính lãi suất theo một mức khác và tất nhiên là sẽ cao hơn mức ưu đãi. Đây là mức lãi suất còn được gọi là lãi suất thả nổi.
2.2. Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi thường sẽ cao hơn lãi suất ưu đãi và không ổn định. Ngân hàng sẽ tính mức lãi suất này với công thức lãi suất huy động tối đa của ngân hàng + biên độ.
Ví dụ: Ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi trong năm đầu tiên là 5%/năm. Vậy khi hết 12 tháng thì mức lãi suất ưu đãi này không được áp dụng nữa.
Khi này ngân hàng sẽ dựa vào mức lãi suất huy động tối đa tại thời điểm đó để tính. Chẳng hạn mức lãi suất huy động là 8,5%/năm, có biên độ là 3% thì lãi suất bạn phải trả là 11,5%.
Bạn cần tính toán khả năng trả nợ của bản thân dựa trên mức lãi suất thả nổi cao nhất có thể xảy ra nhằm tránh tình trạng mức tiền trả góp vượt quá thu nhập hàng tháng, từ đó dẫn tới áp lực tài chính.
3. Điều khoản về tiền phạt trong hợp đồng
Ở trường hợp đồng vay vốn thường có 2 mức phạt mà bạn cần quan tâm là tiền thanh lý hợp đồng trước thời hạn và thanh toán chậm quá hạn. Ở một vài ngân hàng, bạn cần phải trả một khoản phí phạt nếu trả hết số nợ trước thời hạn trong hợp đồng. Tuy vậy, cũng có ngân hàng miễn phí khoản này.
Vì thế, bạn nên đọc kỹ mục này trước khi ký để không bất ngờ khi phải trả thêm khoản tiền cho ngân hàng dù đã hoàn thành nợ trước hạn.
Đối với trường hợp trả nợ chậm sẽ bị ngân hàng phạt và ghi nợ xấu. Nếu như bạn bị đánh nợ xấu trong hồ sơ của mình thì trong tương lai sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn.
4. Đánh giá khả năng tài chính bản thân
Bạn hãy đánh giá các nguồn thu nhập của gia đình mình để xem liệu có đủ để chi trả cho các khoản tiền trả góp, lãi suất hàng tháng, tiền sinh hoạt phí và các chi phí phát sinh bất ngờ xảy ra hay không. Theo chuyên gia, không nên vượt qua 60% số tiền trả góp và lãi suất ngân hàng thu nhập hàng tháng của bạn. Nếu như vượt quá bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày bởi bị áp lực về tài chính.
Việc tính toán trước các trường hợp xấu như công việc bị ảnh hưởng bởi dịch, thất nghiệp, sinh con, lãi suất thả nổi tăng lên,… sẽ giúp bạn chuẩn bị các phương án dự phòng sẵn sàng cho tương lai.
Chuyên gia cũng khuyên rằng chỉ nên vay từ 30 – 50% giá trị ngôi nhà dù ngân hàng có thể cho bạn vay từ 70% – 100% giá trị. Bởi lẽ bạn sẽ không lường trước được các rủi ro có thể xảy tới và việc vay nhiều sẽ dẫn tới áp lực trả nợ cao, khiến bạn cảm thấy bất an và có một gánh nặng lớn trong cuộc sống.
Vinaland hy vọng rằng với những chia sẻ ở bài viết trên đây bạn đã có nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn dễ đưa ra quyết định hơn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này, quý độc giả vui lòng truy cập website vinaland.co hoặc liên hệ hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 để được tư vấn chi tiết.