Cúng Động Thổ Xây Nhà Cần Những Gì? Bài Cúng Động Thổ Chuẩn Nhất

Khi xây dựng, sửa chữa nhà cửa, có một nghi lễ vô cùng quan trọng cần phải làm đó chính là cúng động thổ. Để quá trình diễn ra nghi lễ được suôn sẻ và tươm tất nhất, gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng đầy đủ với tấm lòng thành kính dâng lên thần linh. Trong bài viết dưới đây, VINA Land sẽ chia sẻ cho bạn những thứ cần làm khi chuẩn bị mâm cúng động thổ xây nhà cũng như những thông tin liên quan đến nghi lễ này một cách chi tiết nhất.

Ý nghĩa của lễ cúng động thổ xây nhà

Xây dựng nhà cửa là một trong những việc hệ trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Để quá trình xây nhà được diễn ra suôn sẻ thì cần phải tuân thủ những quy định về phong thuỷ và trong đó không thể thiếu việc làm lễ động thổ.

Theo văn hóa, tín ngưỡng của người Việt từ xa xưa, mỗi một khu vực đất đai đều có thổ thần, thổ địa cai quản. Và khi muốn xây dựng thì sẽ đụng đến đất đai, lúc này cần phải có được sự đồng ý của các vị thần linh này. Lễ cúng động thổ chính là nghi lễ để gia chủ trình báo và xin phép các vị thần cho phép được xây nhà ở đây. Vì thế mà gia chủ cần phải chuẩn bị lễ vật thật đầy đủ, tươm tất với tất cả thành tâm, thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên các vị thần linh ngũ phương và thần linh thổ địa.

Lễ cúng động thổ xây nhà còn là nghi lễ mà gia chủ làm để cầu xin các vị thần linh, thổ địa phù hộ cho việc xây dựng nhà cửa được diễn ra suôn sẻ, không bị quấy phá, tránh gặp những điều rủi ro đến với công trình.

Ngoài ra, lễ động thổ cũng là nghi lễ để gia chứ ủ có thể gửi mong muốn cầu cho các vong linh ngự tại mảnh đất đó chấp thuận cho gia chủ được phép xây nhà. Nếu không thì chúng sẽ quấy phá khiến cho việc xây dựng không được như ý.\

Lễ cúng động thổ xây nhà có ý nghĩa quan trọng
Lễ cúng động thổ xây nhà có ý nghĩa quan trọng

Cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Tuỳ vào từng vùng miền mà lễ vật trên mâm cúng động thổ xây nhà mới sẽ có sự khác nhau. Cũng tùy thuộc vào cách chuẩn bị, điều kiện kinh tế cũng như lòng thành của gia chủ sẽ có những mâm lễ vật cũng khác nhau. Tuy nhiên, mâm lễ dù to hay nhỏ đều cần có những lễ vật sau:

Lễ mặn

Mâm cỗ mặn sẽ bao gồm các lễ vật như sau:

  • 1 con gà trống luộc để nguyên con và được buộc cánh tiên
  • 1 bộ tam sên gồm có: 1 đĩa thịt luộc, 1 quả trứng luộc, 1 đĩa tôm.
  • 1 đĩa xôi: có thể là đỗ xanh hoặc xôi gấc, bánh chưng
  • 1 bát gạo
  • 1 đĩa muối trắng
  • Nước suối
  • 1 chai rượu trắng
  • 1 lạng chè
  • 1 bao thuốc lá
  • 1 lọ hoa tươi
  • Phẩm oản
  • Vàng mã
  • 5 lá trầu và 5 quả cau
  • 3 lọ nhỏ ở bên trong đựng gạo, muối, nước
  • 1 bộ gồm quần áo giấy, mũ, hài đỏ cho thần linh
  • Hương, nến
  • 1 cốc đựng gạo để cắm hương
Những lễ vật cần có khi cúng động thổ xây nhà
Những lễ vật cần có khi cúng động thổ xây nhà

Lễ chay

1 mâm ngũ quả để riêng gồm có: Đối với mâm này, gia chủ có thể chọn 5 loại quả với màu sắc khác nhau. Đối với miền Bắc thì mâm ngũ quả thường là chuối xanh, hồng, táo, bưởi, lê…Còn ở miền Nam thì có thể là sung, dừa, vú sữa…

Lưu ý: Tất cả các lễ vật, đồ cúng động thổ xây nhà này sẽ được sắp xếp một cách hài hoà, gọn gàng rồi đặt lên trên một cái bàn lớn. Sau đó đem ra khu đất mà gia chủ định xây dựng nhà cửa và đợi đến giờ lành thì tiến hành nghi lễ.

Các bước cho lễ cúng động thổ chi tiết

Bất cứ một nghi lễ nào cũng cần phải có những quy tắc riêng, bạn nên tuân thủ theo những quy tắc đã được đặt ra, không làm trái, làm không đúng để tránh phạm phải điều kiêng kỵ, không tốt ảnh hưởng đến sau này. Với nghi lễ cúng động thổ xây nhà, gia chủ cần chú ý những quy tắc sau.

Bước 1 chọn ngày giờ

Trước khi tiến hành lễ động thổ, gia chủ cần xác định được đúng ngày, giờ để tiến hành. Việc chọn được một ngày lành tháng tốt, giờ tốt để cúng sẽ giúp cho việc xây dựng được diễn ra thuận lợi, bạn và cả gia đình có được cuộc sống bình an về sau. Nhiều người khi tiến hành cúng động thổ làm nhà xem ngày giờ không kỹ càng, khi hoàn thành xong đã gặp phải rất nhiều những điều không may như ốm đau, bệnh tật, mất của…

Do đó bạn cần phải xem ngày giờ kỹ càng, bạn có thể nhờ các thầy phong thuỷ xem xét ngày giờ phù hợp để làm nhé.

Hướng dẫn các bước làm lễ cúng động thổ chi tiết và chuẩn xác nhất
Hướng dẫn các bước làm lễ cúng động thổ chi tiết và chuẩn xác nhất

Bước 2 chuẩn bị mâm lễ

Gia chủ chuẩn bị mâm lễ đầy đủ mà chúng tôi nêu trên bằng tất cả lòng thành của mình.

Bước 3 thực hiện bài cúng

Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt giờ đẹp và chuẩn bị mâm cúng động thổ đầy đủ, tươm tất, gia chủ bắt đầu thực hiện nghi lễ theo các bước sau đây:

Bước 1: Đặt mâm lễ vật vào bàn to sau đó đặt trước khu đất định xây dựng công trình.

Bước 2: Gia chủ thắp nến lên sau đó thắp 7 nén hương và cắm vào hũ gạo.

Bước 3: Vái lạy 4 phương rồi bắt đầu đọc bài văn khấn thổ công, thổ địa.

Bước 4: Khi hoàn thiện việc khấn vái, gia chủ chờ cho hương sắp tàn thì lấy vàng, quần áo ra hoá, rải muối, gạo ra xung quanh. Sau khi thực hiện xong những việc đó, gia chủ cầm cuốc và cuốc vài nhát tượng trưng vào khu vực chuẩn bị đào móng để xin được động thổ.

Sau khi làm lễ cúng xong, các lễ vật có trên mâm cúng sẽ được hạ xuống cho tất cả mọi người thụ lộc. Hoa thờ cúng gia chủ không được mang về nhà. Riêng 3 hũ đựng muối, gao, nước thì phải cất giữ cẩn thận, khi nào làm lễ nhập trạch sẽ đặt tại bàn thờ các vị Táo Quân.

Thực hiện cúng động thổ để xây nhà
Thực hiện cúng động thổ để xây nhà

Bài cúng động thổ chi tiết

Nếu như không mời thầy, gia chủ tự làm lễ cúng động thổ thì có thể đọc theo bài cúng chi tiết và chuẩn xác mà chúng tôi cung cấp sau đây:

Bài cúng động thổ chi tiết nhất
Bài cúng động thổ chi tiết nhất

Lưu ý khi cúng động thổ bạn nên biết

Cúng động thổ là việc làm tâm linh, do vậy mà gia chủ cần phải cần thận trọng từng bước, tránh để xảy ra sai sót không đáng có làm ảnh hưởng đến sau này. Dưới đây làm một vài lưu ý khi cúng động thổ mà gia chủ cần biết:

Chọn một ngày giờ tốt theo phong thủy để cúng động thổ

Việc lựa chọn ngày giờ đẹp để tiến hành cúng động thổ là việc làm vô cùng quan trọng. Gia chủ nên tìm đến các thầy phong thuỷ có kinh nghiệm để xem ngày, tháng tốt và giờ hoàng đạo hợp với tuổi và mệnh của mình.

Gia chủ tuyệt đối không được xây nhà vào năm tuổi bị dính hạn Kim Lâu, Hoang Ốc. Ngoài ra, cần phải tránh làm lễ cúng vào những ngày xấu như: Hắc đạo, trùng tang, kiếp sát, trùng tu…

Những lưu ý cần biết khi cúng động thổ
Những lưu ý cần biết khi cúng động thổ

Cúng động thổ dành cho người mượn tuổi làm nhà

Đối với những gia chủ mượn tuổi làm nhà thì khi cúng động thổ, người được mượn tuổi sẽ trực tiếp khấn vái và động thổ theo các trình tự như trên. Lúc này gia chủ cần phải lánh khỏi nơi cúng từ 50m trở lên và có thể quay lại sau khi đã hoàn tất việc động thổ.

Khi nhập trạch, người mượn tuổi sẽ làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ tượng trưng mua lại nhà để dâng lên thần linh.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của VINA Land về việc cúng động thổ xây nhà. Hy vọng với thông tin chi tiết trên sẽ giúp bạn nắm được những điều cần làm và những lưu khí khi cúng động thổ để xây nhà.

Xem thêm: