Cúng sửa nhà là một nghi lễ tâm linh khi sửa chữa nhà ở. Các công việc sắm lễ, mâm cúng, cúng bái cũng cần phải đúng theo quy định để vấn đề tâm linh được ổn thỏa trước khi tiến hành xây nhà. Bài viết dưới đây VINA Land sẽ là những thông tin chi tiết về việc cúng sửa nhà cho bạn đọc tham khảo.
Sửa nhà có cần cúng sửa nhà hay không?
Sửa nhà được ví như là động đến phần âm, động đến long mạch, đất và thổ địa. Chính vì vậy mà khi muốn sửa nhà, người ta thường trình báo với tổ tiên và làm lễ cúng thần linh để xin phép được sửa nhà.
Nếu như việc làm này không được xem trọng và làm chỉn chu thì rất có thể gia chủ và mọi người trong gia đình sẽ gặp phải nhiều điều xui xẻo trong cuộc sống và công việc, tệ hơn là việc sửa nhà sẽ gặp phải nhiều trắc trở dẫn đến việc không thể hoàn thành hoặc phải tạm ngưng. Ngược lại, nếu khi sửa nhà bạn xem trọng các yếu tố tâm linh và phong thủy thì việc sửa nhà sẽ diễn ra trơn tru, nhanh chóng, gặp nhiều may mắn, đón nhiều tài lộc, tăng tiến trong công việc. Do vậy mà trong việc cúng sửa nhà không được lơ là dù chỉ là một thủ tục nhỏ nhất
Do vậy mà việc cúng sửa nhà là một việc làm cần thiết và rất quan trọng. Một phần thể hiện sự tôn kính với các bề trên, một phần là giúp cho công trình được hoàn thiện trong suôn sẻ và thuận lợi.

Mâm cúng sửa nhà gồm những gì?
Do là việc làm quan trọng và liên quan đến yếu tố tâm linh, phong thủy nên những đồ cúng khi sửa nhà phải được chuẩn bị thật kỹ càng, tươm tất và đầy đủ. Thường thì mâm cúng sửa nhà sẽ bao gồm có: Mâm lễ mặn và mâm lễ hoa quả, hương hoa, tiền vàng và nước. Trong đó:
- Mâm lễ mặn: Gồm có 2 phần, bộ tam sinh và đồ nếp. Bộ tam sinh thường sẽ có gà luộc nguyên con, trứng gà luộc, thịt lợn luộc. Đồ nếp thì có xôi gấc, xôi đỗ hoặc bánh chưng.
- Mâm trái cây ngũ quả: Nên chọn những loại quả có hai màu đỏ và vàng để đem lại sự may mắn.
- Đồ cúng lễ khác: 1 chai rượu, 1 bát gạo, 1 đĩa muối, 1 bao thuốc, 1 bát nước, 1 túi hoặc hộp chè vàng đinh, 5 lễ vàng tiền, 5 oản đỏ, 1 đĩa 5 lá trầu và 5 quả cau, có thể dùng 3 miếng trầu têm sẵn. Bình hoa gồm 9 bông hoa hồng đỏ và 1 đĩa muối để riêng dùng để rải xuống đất sau khi lễ cúng bái được hoàn tất.
Khi chuẩn bị mâm đồ cúng sửa nhà, bạn cần chú ý những điều sau:
- Nên thành tâm chọn những đồ cúng tươi, ngon, sạch sẽ và không được trả giá, mặc cả.
- Nên ưu tiên lựa chọn những món quen thuộc với địa phương, đặc sản của quê hương hoặc những món mà gia đình có sẵn.
- Không nên ăn trước khi cúng bái dù đã có để riêng đồ cúng và đồ ăn.
- Khi xong rồi thì đặt tất cả đồ cúng vào mâm cúng và đặt trên một cái bàn con ở giữa khu đất.

Bài văn cúng sửa nhà đơn giản, chi tiết nhất
Sau khi chuẩn bị mâm cúng xong, gia chủ hoặc người được mượn tuổi sẽ tiến hành thủ tục cúng lễ. Cần phải đọc theo bài văn cúng để bẩm báo với gia tiên, thần linh. Bài văn cúng sửa nhà chi tiết như sau:

Sau khi đọc xong bài khấn bái, gia chủ hoặc người được mượn tuổi sẽ đốt vàng và rải gạo. Lưu ý: Cần phải giữ lại muối, gạo, nước để sử dụng cho việc nhập trạch – khấn cúng và tạ lễ sau khi công trình được hoàn tất.
Sau khi hoàn tất các thủ tục đó là đã có thể thực hiện các hoạt động phá dỡ hoặc động thổ. Người chủ của buổi lễ sẽ tự tay tháo dỡ những công trình, động thổ rồi thợ mới bắt tay vào thực hiện công trình.

Một số những lưu ý khi cúng sửa nhà
Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên trong những việc hệ trọng như sửa nhà, bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý sau để việc sửa nhà được diễn ra thuận lợi hơn:
- Chọn ngày khấn: Cần xem kỹ càng để chọn ngày đẹp, giờ đẹp và phù hợp nhất với gia chủ để chọn làm ngày khấn.
- Người thực hiện nghi lễ: Sau khi chuẩn bị mâm cúng xong, gia chủ phải đợi đến đúng giờ lành mới chuẩn bị bài cúng. Phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc và gọn gàng, đảm bảo sự tôn nghiêm cho nghi lễ, thành tâm khi cúng.
- Nếu nhà mượn tuổi để sửa thì người cúng sẽ là người cho mượn tuổi và chủ nhà phải lánh đi chỗ khác cho tới khi cúng lễ xong.
- Sau khi hoàn thành thủ tục cúng lễ sửa nhà: Người cúng đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo trước khi động thổ. Còn riêng 3 hũ muối, gạo và nước thì cất lại. Sau khi nhập trạch thì đặt nơi Bếp, nơi thờ Táo Quân.

Giải đáp những câu hỏi thường gặp khi cúng sửa nhà
Dưới đây, VINA Land sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi cúng sửa nhà được rất nhiều bạn đọc quan tâm:
Mâm cúng sửa nhà sẽ đặt ở đâu?
Việc đặt mâm cúng sửa nhà tuyệt đối không được tùy tiện đặt mà phải đặt theo đúng phong thủy, cụ thể:
- Đặt mâm lễ cúng sửa nhà: Mâm lễ vật cúng sửa nhà cần được đặt trên một cái bàn cao để ở giữa nhà.
- Người thực hiện nghi lễ cúng bái: Gia chủ, người được mượn tuổi, hoặc cũng có thể nhờ thầy cúng.
Chú ý: Đối với trường hợp cung để động thổ sửa nhà mượn tuổi thì chủ nhà cần phải tránh mặt đi chỗ khác cho đến khi hoàn thành lễ cúng.
Làm thế nào để mượn tuổi sửa nhà khi gia chủ không hợp tuổi
Khi xây dựng, sửa chữa nhà cửa nhưng tuổi không hợp để làm trong năm đó thì gia chủ có thể mượn tuổi của một người khác để tiến hành xây nhà. Như vậy gia chủ sẽ có thể làm nhà ngay trong năm mà không cần phải chờ đến lúc hợp tuổi mới được làm cũng không phải lo việc phạm phải tam tai, hoàng ốc, kim lâu hay các yếu tố phong thủy không tốt về nhà ở.
Khi mượn tuổi làm nhà, gia chủ cũng cần phải chú ý một số điều như sau để việc mượn tuổi diễn ra thuận lợi và công việc làm nhà may mắn, suôn sẻ:
- Mượn tuổi của những người thân thiết như bạn bè, anh em họ hàng, hàng xóm vì thủ tục mượn tuổi cũng khá phức tạp.
- Không được cho người thứ hai mượn tuổi vì làm vậy sẽ khiến gia chủ và người được mượn tuổi gặp xui xẻo.
- Tuyệt đối không mượn tuổi của người đang chịu vận hạn, chịu tang.
- Mượn tuổi làm nhà, sửa nhà cần phải tuân theo đúng trình tự và thủ tục.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về việc cúng sửa nhà mà VINA Land cung cấp trên đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu.
Xem thêm: