Trên thị trường bất động sản hiện nay, những lô đất ở đô thị đang được rất nhiều nhà đầu tư nhắm đến. Bởi vì đất đô thị vừa có thể sử dụng để xây dựng nhà ở, vừa có thể thi công các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt,… Vậy chính xác thì đất ở đô thị là gì? Có những quy định gì về đất đô thị mà các nhà thầu cần biết trước khi đầu tư vào loại hình đất này. Hãy theo dõi bài viết của VINA Land để hiểu thêm về đất ở đô thị nhé.
Đất ở đô thị là gì?
Đất đô thị là loại hình đất được sử dụng cho những mục đích như xây nhà ở hay các công trình để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người nhân trong các khu đô thị. Với việc thi công đất đô thị, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất và việc quy hoạch xây dựng đô thị.
Đất ở đô thị có một đặc điểm dễ thấy đó là nơi tập trung của nhiều tiện ích, phục vụ cho cuộc sống của cư dân. Vì thế mà khách hàng cũng quan tâm với loại hình đất này nhiều hơn. Bởi vì, các nhà đầu tư bất động sản sẽ có cơ hội đầu tư tăng giá tốt đối với loại hình đất này.

Với tên gọi đất ở đô thị, hiển nhiên đây là khu vực không tập trung các hoạt động nông nghiệp. Thay vào đó, chỉ tập trung chủ yếu các cơ quan hành chính, kinh tế, chính trị,…
So với các loại hình đất khác thì đất đô thị có giá trị của cao hơn nên nhu cầu mua đi bán lại cũng cao hơn. Chính vì vậy, nếu có vốn lớn và muốn đầu tư bất động sản thì đất ở đô thị sẽ là gợi ý mà các bạn có thể tham khảo.
Thời hạn sử dụng đất đô thị là bao nhiêu lâu?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất ở đô thị là một trong những loại hình đất có thời hạn sử dụng ổn định và lâu dài nhất. Cụ thể, đất đô thị được sử dụng lâu dài, ổn định trong những trường hợp sau:
- Đất đang được sử dụng bởi hộ gia đình hoặc cá nhân.
- Đất được sử dụng cho mục đích kinh doanh thương mại và dịch vụ.
- Đất để làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của cá nhân hoặc hộ gia đình và đang hoạt động ổn định. Trường hợp này thì đất không phải của nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn.
- Đất để xây dựng cơ quan trụ sở, các công trình sự nghiệp của các tổ chức công lập chưa có sự tự chủ về tài chính và những công trình sự nghiệp trong các lĩnh vực đời sống.
- Đất dùng cho mục đích an ninh, quốc phòng được Nhà nước chỉ đạo.
- Đất để phục vụ cho tôn giáo như: xây dựng nhà thờ, chùa, thánh đường, nhà nguyện,tu viện,… và những cơ sở tôn giáo khác được Nhà nước cho phép hoạt động.
- Đất phục vụ cho các công trình công cộng như giao thông – thủy lợi hoặc khu đất có di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh được nhà nước công nhận.
- Đất để xây dựng khu nghĩa trang nhân dân, nghĩa địa.

Hạn mức đất ở đô thị thế nào?
Hạn mức đất được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng do nhà nước giao hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang.
Về cơ bản, để xác định diện tích đất ở có thuộc hạn mức sử dụng hay nằm ngoài hạn mức thì người sở hữu đất cần căn cứ vào quyết định về hạn mức đất ở. Những điều này được quy định bởi UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương để xác định xem có được tách thửa, dồn thửa hay không và để người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính nếu có.
Luật Đất đai 2013 đã quy định về hạn mức đất ở đô thị như sau:
- UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất của địa phương và kế hoạch xây dựng đô thị để quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở. Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để được giao đất cho dự án xây dựng nhà ở thì diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trong quá trình sử dụng đất phải tuân thủ các quy định về trật tự, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường đô thị.
Quy định về đất ở đô thị chi tiết
Bên cạnh khái niệm và những thông tin về hạn mức và thời hạn sử dụng của đất ở đô thị, các nhà đầu tư cũng cần nắm rõ các quy định sử dụng đất ở đô thị trước khi xuống tiền với loại hình đất này.
Cụ thể, theo Luật Đất đai 2013 quy định, khi sử dụng đất ở đô thị, cần lưu ý những điều sau:
- Đất ở đô thị phải được sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình sự nghiệp, công trình công cộng để phục vụ đời sống người dân, đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
- Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất đô thị để xây dựng nhà ở và có chính sách rõ ràng để tạo điều kiện cho những người sống ở đô thị có chỗ ở.
- UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất của địa phương và kế hoạch xây dựng đô thị để quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở.

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở sang đất xây dựng cơ sở kinh doanh, sản xuất phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Việc sử dụng đất ở đô phải tuân thủ các quy định về trật tự, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.
Thông qua bài viết trên đây, VINA Land đã chia sẻ chi tiết các thông tin về khái niệm đất đô thị là gì và những quy định về loại hình đất này. Với những kiến thức này, hy vọng trước khi quyết định đầu tư vào đất ở đô thị, bạn có thể hiểu rõ về những giá trị và điểm nổi bật vượt trội của loại hình đất này. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: