Đất phi nông nghiệp là thuật ngữ quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đất phi nông nghiệp cũng như mục đích, cách thức sử dụng nó ra sao. Trong bài viết dưới đây, Vinaland sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về đất phi nông nghiệp là gì?
I. Giải đáp đất phi nông nghiệp là gì?
Khái niệm đất phi nông nghiệp là một khái niệm không quá mới mẻ, có lẽ nhiều người khi nghe tới cũng biết rõ được phần nào. Đất phi nông nghiệp là loại đất không được dùng vào mục đích nông nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất , đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở thành thị và một số dạng đất khác có mục đích sử dụng không phải để làm nông nghiệp.
II. Phân loại các nhóm đất phi nông nghiệp
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm đất phi nông nghiệp, thì việc tìm hiểu các loại đất phi nông nghiệp cũng rất quan trọng. Theo Điều 143 đến Điều 163 Luật đất đai năm 2013, các nhóm đất phi nông nghiệp được quy định như sau:
1. Đất ở gồm nhóm đất ở nông thôn, đất ở tại đô thị
Đất ở khu vực nông thôn do cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chủ sở hữu được dùng cho mục đích làm nhà ở, các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao… tuy nhiên cần hài hoà với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển điểm dân cư nông thôn.
Với loại đất này trong đô thị hình thức cũng tương tự với đất ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên hiện nay số lượng khu đô thị phát triển mạnh nên mọi điều kiện sẽ phải thắt chặt hơn nữa.
2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp
Nhóm đất này sử dụng vào mục đích xây dựng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội hay căn cứ tổ chức chính trị thường gọi chung là xây dựng trụ sở cơ quan.
Với loại đất xây dựng công trình sự nghiệp sẽ chỉ dùng cho phát triển một số công trình trong các ngành và lĩnh vực liên quan về kinh tế, xã hội như y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, ngoại giao và những công trình sự nghiệp khác.
3. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
Được xác định theo Điều 61 Luật đất đai năm 2013, sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, an ninh để đảm bảo phục vụ cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và luôn sẵn sàng khi đất nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn hay có sự tấn công vũ lực, vũ trang từ bên ngoài.
4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Bao gồm một số nhóm nhỏ khác như: Đất khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đất thương mại, dịch vụ; cụm chế xuất; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất dùng để hoạt động khoáng sản; làm đồ gốm.
5. Đất sử dụng vào mục đích công cộng
Được dùng nhằm phục vụ nhu cầu đời sống về giao thông vận tải và sinh hoạt của người dân trên cả nước. Trong đó bao gồm đất giao thông (cảng hàng không, cảng đường thuỷ nội địa, sân bay, cảng hàng hải, hệ thống đường bộ, hệ thống đường sắt và công trình giao thông khác); đất thuỷ lợi; đất có di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất công trình bưu chính, viễn thông, đất chợ; đất công trình năng lượng; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí thể thao; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình dân dụng khác
6. Đất dành cho cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Đất cơ sở tôn giáo bao gồm đất của chùa, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tu viện hoặc trường đào tạo riêng biệt của tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo do nhà nước công nhận hoạt động.
Với đất tín ngưỡng sẽ là đất có công trình đình, đền, am, miếu, từ đường và nhà thờ họ. Ngày nay xu hướng làm nhà thờ họ và từ đường của người dân đang lên cao. Vì thế phải có sự quản lý chặt chẽ ở nhiều cấp chính quyền.
7. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Đối với nhóm đất này nên xây dựng tập trung và hài hoà với quy hoạch sử dụng đất. Hơn nữa không nên ở gần khu dân cư và cần thuận lợi trong việc đi lại, viếng thăm, đảm bảo vệ sinh môi trường.
8. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
Đối với đất có mặt nước chuyên dùng cho mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp gắn với trồng trọt và khai thác thuỷ sản thì nhà nước uỷ quyền cho tổ chức ở từng địa phương trực tiếp đầu tư khai thác và kinh doanh.
Các gia đình, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế được nhà nước tạo điều kiện cho mượn đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối để lại phát triển kinh tế. Chủ sử dụng có trách nhiệm nộp tiền thuế đất theo từng năm.
Nhà nước cũng quản lý đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và thu tiền sử dụng đất của người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi triển khai dự án về nuôi trồng thuỷ sản. Vừa có thêm ngân sách còn giúp huy động nguồn vốn FDI đầu tư nước ngoài để kích thích kinh tế phát triển.
9. Đất phi nông nghiệp khác
Bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động tại cơ sở kinh doanh; đất xây dựng kho, thuốc bảo vệ thực vật, nhà ủ chứa nông sản, máy móc, phân bón, công cụ hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp; đất xây dựng công trình mà không vì mục đích sử dụng và không gắn trực tiếp với đất ở.
III. Đất phi nông nghiệp có chuyển thành đất ở được không?
Điều này là hoàn toàn có thể nhưng chỉ thực hiện đối với các trường hợp chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở từ đất ở. Điều này đã được nêu cụ thể trong điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013. Khi chuyển nhượng cần thiết phải có quyết định cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, đối với nhóm đất phi nông nghiệp chỉ riêng nhóm đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mới được chuyển đổi thành đất ở. Các cá nhân, tổ chức cần nghiên cứu kỹ vấn đề này để tránh mất thời gian và tiền bạc
IV. Hồ sơ, thủ tục chuyển đất phi nông nghiệp sang đất ở
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ với những loại giấy tờ sau:
Đơn được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng hoặc đỏ).
Bước 2: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
Bạn có thể gửi hồ sơ qua bộ phận một cửa hay nhận ngay từ Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Khi nộp hồ sơ sẽ có 2 trường hợp diễn ra dưới đây:
Nếu hồ sơ đầy đủ giấy tờ và hợp lệ, bộ phận này sẽ ghi chép vào sổ giao nhận và chuyển phiếu cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì quá thời gian 3 ngày, bộ phận này có trách nhiệm báo cáo và yêu cầu người nhận hồ sơ khắc phục, hoàn thiện theo quy định.
Bước 3: Xử lý yêu cầu
Trong thời gian xử lý, mọi người nên theo dõi chặt chẽ để chủ động đóng tiền sử dụng đất theo thông báo từ cơ quan thuế.
Bước 4: Nhận kết quả
Thời gian giải quyết kết quả không quá 15 ngày tính từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày ở những xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Không kể những ngày kỷ niệm và lễ tết theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về đất phi nông nghiệp mà Vinaland đã gửi đến bạn. Nếu bạn có vướng mắc về vấn đề thủ tục chuyển đất phi nông nghiệp, hãy liên hệ với Vinaland qua hotline: 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc truy cập website vinaland.co để được hỗ trợ.