Trên bản đồ quy hoạch sẽ thể hiện các vùng đất bằng màu sắc và ký hiệu, trong đó có những phần đất được đánh dấu màu hồng. Đối với những loại đất được đánh dấu màu đỏ được gọi là đất phủ hồng. Nếu như không làm trong lĩnh vực quy hoạch thì chắc hẳn sẽ cảm thấy thấy lạ lẫm. Cùng VINA Land tìm hiểu đất phủ hồng là gì và những thông tin chi tiết về đất này trong bài viết dưới đây nhé!
Đất phủ hồng là gì?
Đất phủ hồng là gì? Đất phủ hồng – loại đất nằm trong quy hoạch là đất ở đô thị, ở thị trấn và thành phố, còn ở huyện, xã thì là đất ở nông thôn
Trên bản đồ quy hoạch thì những loại đất này sẽ được bôi vẽ bằng màu hồng nên được gọi với cái tên là đất phủ hồng. Ví dụ như loại đất trồng cây lâu năm thì sử dụng màu vàng nhạt, còn đất quân sự hay của bộ đội thì sử dụng màu đỏ.

Xem thêm đất quy hoạch là gì?
Giải đáp đất phủ hồng có chuyển sang đất thổ cư được hay không
Nếu như đã là đất phủ hồng thì 100% có thể chuyển lên được thổ cư.
Một số quy định về đất phủ hồng chưa cho lên đất thổ cư
Nếu như đã nắm được đất phủ hồng là gì, chúng ta nên biết được một vài quy định về đất phủ hồng chưa được lên thổ cư để việc mua bán được trơn tru hơn:
- Đất áp quy hoạch quản lý chuyên ngành nằm trong danh mục đất cây lâu năm, hàng năm,… thì sẽ không cho lên thổ cư.
- Đất áp quy hoạch quản lý chuyên ngành là khu dân cư nhưng theo kế hoạch thì là đất cây lâu năm, hàng năm,… đất nằm trong danh mục đất dự trữ phát triển công nghiệp về sau này (quy hoạch treo), đất đang đề xuất để lập phương án quy hoạch các khu, cụm công nghiệp triển khai trong thời gian gần cũng sẽ không cho lên thổ cư.
- Đất phủ hồng, đất áp quản lý quỹ đất thì là khu dân cư nhưng khi áp thêm quản lý quy hoạch phân khu lại là đất chung cư, đất dùng để Tái Định Cư cũng sẽ không cho lên thổ cư.
- Đất có đủ các điều kiện trên khi áp bản đồ quản lý lưới đường mà không có đường dù cho con đường có trên thực tế đẹp và dân ở đông đúc thì cũng sẽ không cho lên thổ cư.
Để có thể xem được đất ổn định và an toàn, ngoài việc áp 4 loại bản đồ nêu trên, cần phải cập nhật nhiều thông tin mới và am hiểu về các thuật ngữ, văn bản, nghị định, hướng dẫn để đất có được mức độ an toàn cao.
Do người mua lầm đất có mong muốn bán thoái vốn, bán có lời hoặc những người môi giới vì lợi nhuận mà xảy ra tình trạng người trước đi lừa người sau…. tạo ra sự đảm bảo và bao quy hoạch chỉ một hoặc là hai cái áp thông thường có tính cơ sở tham chiếu.
Tất cả các bản đồ và văn bản chỉ có tính quy định và áp dụng trong thời hạn 1 năm, 5 năm và lâu dài sẽ tùy thuộc vào tính ổn định, tính quan trọng, tính kế thừa.

Thủ tục chuyển đất phủ hồng lên đất thổ cư
Để chuyển từ đất phủ hồng lên đất thổ cư, cần thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết gồm có:
- Đơn về việc xin phép chuyển mục đích, nhu cầu sử dụng đất đai.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bản thân (sổ đỏ, sổ hồng)
Bước 2: Nộp và tiếp nhận hồ sơ
Nộp hồ sơ ở Bộ phận một cửa để chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất hoặc có thể nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với trường hợp chưa có Bộ phận một cửa)
Bước 3: Nộp tiền sử dụng đất
Bước 4: Nhận kết quả

Chi phí chuyển sang đất thổ cư là bao nhiêu?
Khi tiến hành các thủ tục chuyển sang đất thổ cư, các khoản phí bạn cần phải nộp gồm có: tiền sử dụng đất, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ.
– Tiền sử dụng đất
+ Trong trường hợp chuyển từ đất ao, đất vườn sang đất thổ cư:
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất thì:
Tiền sử dụng đất cần phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất được tính theo giá cả của đất nông nghiệp)
+ Chuyển từ loại đất nông nghiệp được nhà nước giao cho không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
Tiền sử dụng đất cần phải nộp = (Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất được tính theo giá đất nông nghiệp).
– Về lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ = (Giá đất trong bảng giá đất x Diện tích mảnh đất) x 0.5%
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Thường thì mỗi khu vực sẽ có mức thu khác nhau, đa phần đều có mức thu dưới 100.000 VNĐ/giấy/lần cấp.
– Về lệ phí thẩm định hồ sơ:
Các khu vực sẽ quy định phí thẩm định hồ sơ khác nhau, mức phí này sẽ được được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định ra.

Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây, VINA Land sẽ giải đáp một số câu hỏi về đất phủ hồng được rất nhiều người hỏi và quan tâm mà có thể bạn cũng muốn biết:
Mục đích sử dụng màu sắc đất phủ hồng trên bản đồ
Màu sắc các loại đất trên bản đồ thể hiện thông tin quy hoạch ở thời điểm hiện tại và trong tương lai của mảnh đất đó. Mỗi một loại đất cũng sẽ có một màu sắc riêng để cơ quan nhà nước có thể quản lý thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của từng địa phương trên cả nước một cách chính xác và dễ dàng nhất.
Ví dụ:
- Đất ở tại đô thị (ODT) hoặc đất ở tại nông thôn (ONT) sẽ có màu hồng.
- Đất trồng cây hàng năm (BHK) hoặc đất trồng cây lâu năm (CLN) sẽ có màu vàng cam
- Đất quốc phòng (CQP) hoặc là đất an ninh (CAN) sẽ có màu đỏ đậm.

Đất phủ hồng có an toàn không?
Các loại đất phủ hồng đều đang nằm trong diện quy hoạch vì vậy nhiều trường hợp đất phủ hồng là đất trồng cây lâu năm, đất cây lâu năm, đất trồng lúa, đất ở trong danh mục đất dự trữ phát triển công nghiệp về sau này (quy hoạch treo), đất đang trong quá trình đề xuất lập phương án quy hoạch các cụm, khu, công nghiệp triển khai trong thời gian gần. Những loại đất này thường sẽ không được lên thổ cư.
Vì vậy, khi mua bán đất phủ hồng cần phải tìm hiểu kỹ càng vì đây không phải đất an toàn, rất dễ khiến bạn bị lỗ vốn và nặng hơn là mất trắng.
Trên đây, VINA Land đã giải đáp câu hỏi đất phủ hồng là gì cũng như cung cấp một vài thông tin chi tiết về đất phủ hồng. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loại đất này.
Xem thêm thông tin các loại đất ở việt nam