Đất Rừng Sản Xuất Là Gì? Có Chuyển Nhượng Được Đất Rừng Sản Xuất Không?

Đất rừng sản xuất hiểu chính xác là gì được giải thích chi tiết trong bài viết bên dưới của VINA Land. Hãy cùng dành ra ít phút đọc và nghiên cứu toàn bộ nội dung quan trọng xoay quanh loại đất này để trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích cần biết.

Đất rừng sản xuất là gì và ký hiệu của đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tất cả quy định cần phải tuân thủ liên quan đến loại đất này có thể tìm thấy trong Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013.

Đất rừng sản xuất được sử dụng cho mục đích về sản xuất nông, lâm, thủy sản
Đất rừng sản xuất được sử dụng cho mục đích về sản xuất nông, lâm, thủy sản

Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT quy định cơ sở về dữ liệu đất đai, đất rừng sản xuất được ký hiệu bằng RSX. Như vậy, khi xem thông tin trên bản đồ địa chính, nếu thấy xuất hiện cụm RSX tức là phần diện tích đó đang được sử dụng làm loại đất này.

Phân loại đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất lâm nghiệp gồm 3 loại: rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Trong đó, rừng sản xuất hiện được phân chia thành 2 loại là:

Rừng sản xuất được phân thành các loại rừng khác nhau
Rừng sản xuất được phân thành các loại rừng khác nhau
  • Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Loại rừng này bao gồm rừng tự nhiên và rừng được phục hồi theo biện pháp tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung. Dựa vào trữ lượng bình quân trên một hecta diện tích, rừng tự nhiên được phân ra thành: rừng chưa có trữ lượng, rừng nghèo kiệt, rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu.
  • Rừng sản xuất là rừng trồng: Loại rừng này gồm rừng trồng dùng vốn ngân sách nhà nước. Cùng với đó là rừng trồng bằng vốn tự đầu tư của chủ rừng như: vốn vay, vốn tự có, vốn liên kết, liên doanh không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc vốn do nhà nước hỗ trợ cùng các nguồn vốn khác.

Đất rừng sản xuất trồng được cây gì?

Mặc dù pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nhưng có thể hiểu rằng đất rừng sản xuất được sử dụng để trồng các loại cây lấy gỗ, đặc sản rừng, lâm sản và kết hợp với phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Chẳng hạn như: cây keo lá tràm, cây bạch đàn, cây lấy gỗ lâu năm (cây gỗ cẩm lai, cây gỗ sưa, cây gỗ mường đen, cây gỗ cẩm lai),…

Trồng cây lấy gỗ, lâm sản kết hợp với phòng hộ trên đất rừng sản xuất
Trồng cây lấy gỗ, lâm sản kết hợp với phòng hộ trên đất rừng sản xuất

Ngoài ra, loại đất này còn có thể trồng cây ăn quả đối với trường hợp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất. Nếu không thuộc trường hợp này thì không được phép trồng cây ăn quả trên đất rừng sản xuất.

Quy định về đất rừng sản xuất

Bên cạnh việc tìm hiểu đất có rừng trồng sản xuất là gì, bạn đọc cũng nên nắm rõ thêm thông tin về những quy định liên quan sau đây:

Quy định về xây nhà

Muốn chuyển đất rừng sản xuất thành đất để xây nhà thì phải hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của nhà nước. Quy trình chuyển mục đích sử dụng này gồm các bước sau:

Chuyển quyền sử dụng đất để xây nhà trên rừng sản xuất
Chuyển quyền sử dụng đất để xây nhà trên rừng sản xuất
  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Bước 2: Mang hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường để nộp. Nếu thiếu giấy tờ hoặc sai sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn cụ thể về việc bổ sung, hoàn chỉnh đúng với quy định.
  • Bước 3: Đợi phòng Tài nguyên và Môi trường xác nhận, thẩm định hồ sơ. Nếu được phép chuyển nhượng thì chờ 15 ngày với trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu vực miền núi, còn hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời gian khoảng 25 ngày.

Quy định về chuyển nhượng

Hiện nay, pháp luật không cấm chủ rừng tiến hành chuyển nhượng đất rừng sản xuất. Tuy nhiên, chủ rừng cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật như sau:

Cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện chuyển nhượng đất
Cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện chuyển nhượng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp theo bản gốc.
  • Để đảm bảo thi hành án, quyền sử dụng đất không được bị kê biên.
  • Đất vẫn còn thời hạn sử dụng.
  • Đất không bị tranh chấp.
  • Diện tích đất của xã, phường, thị trấn ở đồng bằng không vượt quá 150 ha, với các xã, phường, thị trấn ở vùng trung du, miền núi thì diện tích đất không quá 300 ha.

Quy định về thế chấp

Trong trường hợp đất rừng sản xuất được công nhận là tài sản hợp pháp và có đủ chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ rừng được phép thế chấp. Điều kiện cần lưu ý đối với việc làm này là diện tích đất thế chấp không rộng hơn 300 ha.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đất rừng sản xuất

Dưới đây là tổng hợp một vài thắc mắc về đất rừng sản xuất nhận được nhiều sự quan tâm:

Đất rừng sản xuất có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định tại Điều 98 của Luật Đất đai 2013 và Điều 33 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất rừng sản xuất là một trong những loại đất được nhà nước cấp sổ đỏ. Để được cấp sổ đỏ, người sử dụng đất phải đảm bảo các điều kiện cần thiết và hoàn tất thủ tục theo quy định.

Sổ đỏ được cấp cho người sử dụng đất rừng sản xuất
Sổ đỏ được cấp cho người sử dụng đất rừng sản xuất

Đặc biệt, khi xin cấp sổ đỏ cho loại đất này cần đóng toàn bộ lệ phí và khoản phí sau:

  • Tiền sử dụng đất: Mức nộp tiền sử dụng đất được xem xét dựa vào nhiều trường hợp khác nhau căn cứ theo Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
  • Lệ phí địa chính: Mức đóng như thế nào tùy vào điều kiện phát triển kinh tế của từng địa phương.
  • Lệ phí trước bạ: Tính bằng công thức (mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ, đối với nhà, đất là 0,5%) x (mức thu lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ theo ban hành của UBND cấp tỉnh).
  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Áp dụng mức phí <1500 đồng/m2.
  • Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Mức phí không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ.

Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

Như phần thông tin bên trên đã đề cập đến, đất rừng sản xuất có thể chuyển nhượng khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Thủ tục chuyển nhượng loại đất này chi tiết như sau:

Nộp các loại giấy tờ để chuyển nhượng đất tại cơ quan có thẩm quyền
Nộp các loại giấy tờ để chuyển nhượng đất tại cơ quan có thẩm quyền
  • Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng ra Ủy ban nhân dân xã/phường hoặc văn phòng công chứng để thực hiện việc công chứng/chứng thực quyền sử dụng đất.
  • Bước 2: Các bên đến chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai và người sử dụng đất cần nộp hồ sơ theo yêu cầu. Còn người nhận quyền chuyển nhượng đứng ra nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ và phiếu hẹn ngày trả kết quả.
  • Bước 3: Người được chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiến hành đóng tiền vào ngân sách nhà nước khi nhận thông báo nộp tiền. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người nhận quyền chuyển nhượng cầm theo giấy nộp tiền đến nộp lại cho chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
  • Bước 4: Chờ nhận kết quả theo phiếu hẹn.

Trên đây là bài viết giải thích về đất rừng sản xuất và những quy định về việc sử dụng đất phù hợp với quy định của nhà nước đề ra mà VINA Land muốn gửi tới bạn đọc. Thêm vào đó là giải đáp tường tận một số câu hỏi thường gặp liên quan. Muốn tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác về đất đai, bạn hãy nhớ truy cập vào website của VINA Land thường xuyên để đọc các bài viết mới nhất nhé!

Xem thêm: