Các bạn thường thấy các ký hiệu như SKC, ONT, ODT… trên sổ đỏ, sổ hồng, đây chính là những ký hiệu về loại đất. Để hiểu hơn về đất SKC là gì hãy đọc ngay bài viết sau đây của Vinaland.
I. Đất SKC Là Gì?
Căn cứ theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đất SKC là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Trong đất SKC bao gồm: đất khu công nghiệp, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất khai thác khoáng sản và đất sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp.
1. Mục đích sử dụng đất SKC?
Đất SKC thuộc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nên được sử dụng để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ nhằm phát triển kinh tế đất nước, hay đất SKC không được sử dụng để nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp và ở như đất thổ cư.
Như vậy, nếu muốn đầu tư đất đai bạn nên lựa chọn đất thổ cư là lựa chọn an toàn nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã đầu tư vào đất SKC nhưng muốn đổi ý chuyển sang đất thổ cư thì vẫn chuyển đổi được, ở phần sau Vinaland sẽ chia sẻ chi tiết hơn.
2. Thời hạn sử dụng của đất SKC
Nhiều người thắc mắc rằng đất SKC có thời hạn sử dụng không? Nếu đất SKC có thời hạn sử dụng thì thời gian là bao lâu? Thông qua tìm hiểu kỹ càng thì thời gian sử dụng đất SKC sẽ được chia làm hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Đất SKC do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng mà không phải là của Nhà nước giao có thời hạn hoặc cho thuê: Không giới hạn thời gian sử dụng.
- Trường hợp 2: Đất SKC được nhà nước giao có thời hạn, cho thuê: Thời hạn sử dụng xác định theo quy định của cơ quan có thẩm quyền nhưng có thời gian không quá 70 năm.
3. Đất SKC có bị thu hồi không?
Nhiều người dân đang sử dụng đất SKC đang lo lắng về khả năng bị thu hồi của đất SKC. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, nếu thuộc trường hợp 1 là đất SKC đang được hộ gia đình, cá nhân và không giới hạn thời gian thì sẽ không bị thu hồi.
Mặt khác, nếu thuộc trường hợp 2 thì đất SKC sẽ bị thu hồi ngay khi hết hiệu lực giao đất, cho thuê đất hoặc theo các quy định quy hoạch khác của địa phương.
II. Đất SKC có được phép xây dựng nhà ở hay không?
Không ít người dân thắc mắc rằng có được xây dựng nhà ở trên đất SKC hay không? Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 nêu rõ người sở hữu đất phải sử dụng đất đúng mục đích quy định nếu không sẽ bị xử phạt theo pháp luật.
Như vậy, đất SKC là loại đất chỉ được sử dụng với mục đích sản xuất phi nông nghiệp chứ không phải là đất ở. Do đó, việc xây dựng nhà ở là trái pháp luật, trừ khi đất SKC đã được chuyển đổi mục đích sử dụng lên đất thổ cư.
1. Làm thế nào để chuyển đổi đất SKC lên đất thổ cư?
Trong một vài trường hợp, đất SKC có thể chuyển đổi lên đất thổ cư theo quy định của pháp luật. Để chuyển đổi đất, người dân cần phải tiến hành làm hồ sơ xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để chờ chấp thuận.
2. Hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần những gì?
Khi bạn không còn nhu cầu sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà muốn xây nhà đất để ở thì bạn cần chuẩn chị hồ sơ xin chuyển đổi đất, bao gồm:
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu
- Sổ đỏ/ sổ hồng
- Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất: căn cước công dân, chứng minh nhân dân…(nếu có yêu cầu)
Địa điểm nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất là Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp đều được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo nguyện vọng. Việc cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phụ thuộc vào hai tiêu chí sau:
- Nhu cầu sử dụng đất được trình bày trong đơn phải hợp lý theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ theo kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt xem thửa đất trên có trong diện quy hoạch hay không.
3. Mức phạt dành cho người vi phạm mục đích sử dụng đất SKC
Với những trường cố tình sử dụng đất nói chung hay nhóm đất phi công nghiệp nói riêng vào mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị xử phạt theo Đ.12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
- Với diện tích đất dưới 0.05 héc ta: 3.000.000 – 5.000.000 đồng
- Diện tích đất 0.05 – dưới 0.1 héc ta: 5.000.000 – 10.000.000 đồng
- Diện tích đất 0.1 – dưới 0.5 héc ta: 10.000.000 – 20.000.000 đồng
- Diện tích đất 0.5 – dưới 01 héc ta: 20.000.000 – 40.000.000 đồng
- Diện tích đất 01 – dưới 03 héc ta: 40.000.000 – 80.000.000 đồng
- Diện tích đất trên 03 héc ta: 80.000.000 – 160.000.000 đồng
Lưu ý:
- Gấp đôi mức phạt đối với từng mức tương ứng tại nông thôn.
- Mức chịu phạt không quá 500.000.000 đồng với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
III. Bảng ký hiệu một số loại đất phổ biến
Ngoài đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, tất cả các loại đất đều được viết tắt theo ký hiệu riêng trong sổ đỏ hoặc bản đồ địa chính. Ví dụ:
Với phần chia sẻ trên đây, Vinaland hy vọng giúp bạn hiểu hơn về khái niệm đất SKC. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến đất đai, đầu tư bất động sản bạn hãy liên hệ vào hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc truy cập vinaland.co để được hỗ trợ, tư vấn trực tiếp.