Đất trồng là món quà quý giá mà thiên nhiên đã tặng cho con người. Có rất nhiều loại đất trồng khác nhau với những công năng khác nhau. Bài viết sau đây của VINA Land sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ thông tin liên quan đến đất trồng là gì cùng đặc điểm của các loại đất phổ biến hiện nay.
Đất trồng là gì?
Đất trồng có thể được hiểu là lớp bề mặt tơi xốp bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất. Đây là nơi thực vật có thể sinh trưởng với nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết. Đất trồng cũng có thể được hiểu là sản phẩm của quá trình biến đổi của đá dưới tác động của khí hậu, sinh vật và con người.

Thành phần chính của đất trồng
Đất trồng gồm 3 phần chính có thể kể đến là rắn, lỏng, khí:
– Thành phần rắn: Trong đất có chứa 92% đến 98% khối lượng của thể rắn. Nó gồm thành phần vô cơ và thành phần cơ giới. Thành phần vô cơ có nhiều chất dinh dưỡng như: nitơ, photpho và kali. Thành phần cơ giới gồm cát, sét, limon cùng nhiều thành phần khác. Còn 2% đến 8% của thể rắn là thành phần hữu cơ với các sinh vật sống trong đất. Đồng thời cũng bao gồm xác động thực vật, vi sinh đã chết. Nhờ vi sinh vật mà các động thực vật phân hủy nhanh hơn. Từ đó tạo nên các chất hữu cơ và khoáng chất đầy dinh dưỡng cho cây.

Sản phẩm của quá trình phân hủy cũng là nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Mùn cũng là chất làm cho đất có nhiều dinh dưỡng. Thông thường, đất có nhiều mùn sẽ cho ra năng suất cây trồng với hiệu quả cao hơn hẳn.
– Thành phần lỏng trong đất chủ yếu là nước. Thành phần này sẽ được rễ cây hấp thụ cùng với muối khoáng thông qua lông mút. Nó có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng ở phần rắn vô cùng hiệu quả.
– Thành phần khí có lượng khí oxy ít hơn lượng oxy trong khí quyển. Đồng thời, lượng khí CO2 nhiều hơn gấp trăm lần ngoài khí quyển giúp cho cây thực hiện quá trình hô hấp dễ dàng.
Đất trồng gồm những loại nào và đặc điểm của từng loại
Đất trồng bao gồm rất nhiều loại khác nhau với những đặc điểm riêng biệt:
Đặc điểm của đất thịt
Đất thịt là loại đất có tính trung gian giữa đất cát và đất sét. Nó có chứa khoảng 25 – 50% cát, 30 – 50% mùn cùng với 10 – 30% sét. Do đó, nó phù hợp với đa số các loại cây trồng.

Ưu điểm:
- Thấm nước nhanh chóng giúp cho quá trình lý hoá diễn ra trong đất được dễ dàng.
- Giúp thực vật sinh trưởng, phát triển rễ mạnh mẽ cũng như dễ dàng hấp thụ được dinh dưỡng.
- Tơi xốp và có độ thông thoáng cao với nhiều vi sinh có lợi cho cây trồng.
- Giúp con người dễ dàng cày bừa và làm đất.
- Khi đất ẩm thì mềm với cảm giác hơi sạn và nhờn dính. Khi đất được nén thành khối thì không bị vỡ.
Nhược điểm:
- Nếu không cung cấp đủ độ ẩm thì khả năng đất vỡ vụn cao.
- Nếu tưới nước quá nhiều có thể khiến đất bị úng và dẫn đến tình trạng thối cây.
Đặc điểm của đất sét
Đất sét có đặc tính dính và dẻo khi ướt. Tuy nhiên, nó có thể tạo thành những cục đất rất cứng khi khô. Thành phần chính có trong đất sét là: 0% – 45% cát, 0% – 45% mùn và 50% – 100% sét.

Ưu điểm
- Có nhiệt độ thay đổi chậm hơn so với nhiệt độ không khí nên có thể giữ nước và ổn định nhiệt độ tốt.
- Loại đất này phân giải chậm nên cây trồng có thể tích lũy được nhiều chất hữu cơ.
- Nó có chứa nhiều keo giúp cây hấp thu các loại chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Nó có tỷ lệ mùn cao hơn nhiều so với đất cát.
- Giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu đắp đất quá chặt vào cây thì cây khó hấp thu được chất dinh dưỡng.
Nhược điểm:
- Cây dễ ngập, úng do đất khó thấm nước.
- Độ thoáng khí thấp hơn hẳn so với các loại đất khác.
- Đất cứng, nghèo hữu cơ nên khiến con người tốn nhiều thời gian và công sức khi cày cấy đất.
- Nó bị khô sẽ dễ bị nứt nẻ.
Đặc điểm của đất cát
Đất có chứa những hạt cát rời rạc và khá mịn từ 0,05mm đến 2mm. Khi sờ vào có cảm giác sạn vì nó có chứa 80% – 100% cát, 0% – 10% mùn cùng 0% – 10% sét.

Ưu điểm:
- Hạt cát có kẽ hở lớn nên đất dễ thoát nước và thấm nước.
- Thoáng khí cùng với hệ thống các loại vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh mẽ.
- Giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người nông dân do dễ cày bừa.
Nhược điểm:
- Khi bị ướt thì rất dính và bí. Còn khi khô thì lại rời rạc.
- Cỏ mọc nhanh cùng các loại vi sinh vật có trong đất phát triển kém. Điều này khiển chất dinh dưỡng của cây bị giảm sút.
- Thường nghèo mùn bởi chất hữu cơ phân giải nhanh.
- Khả năng giữ nước, phân bón kém khiến cho cây dễ bị khô hạn và thiếu nước.
Pháp luật có quy định gì liên quan đến đất nông nghiệp?
Đất nông nghiệp có rất nhiều quy định mà mọi người cần tuân thủ như sau:
- Hạn mức giao đất trồng hàng năm, nuôi thủy sản, làm muối cho mỗi gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp trực tiếp:
- Không quá 3 ha cho đất tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
- Không quá 2 ha cho đất tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân: Không quá 10 ha cho xã, phường, thị trấn đồng bằng. Không quá 30 ha cho xã, phường, thị trấn ở trung du và miền núi.
- Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân: Không quá 30ha đối với mỗi loại đất như: Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

- Hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối thì không quá 05 ha tổng hạn mức giao đất.
- Hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức không quá 05 ha cho xã, phường, thị trấn đồng bằng. Không quá 25 ha cho xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì không quá 25 ha hạn mức giao đất.
- Hạn mức giao đất trồng, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sẽ đưa quy hoạch. Mục đích nhằm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối.
- Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, rừng, thủy sản hay làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao hạn mức đất theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

- Hộ gia đình và cá nhân tiếp tục được sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường hay thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi gia đình và cá nhân sẽ được tính nếu đất được giao không thu tiền sử dụng.
- Nếu nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê thì không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định Điều này.
Lời kết
Chắc hẳn những thông tin được đưa ra trong bài phía trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về đất trồng là gì cùng đặc điểm của các loại đất hiện nay. Nếu cần biết thêm thông tin về vấn đề này, hãy nhanh chóng liên hệ với VINA Land để được hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm: