Bất động sản luôn là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực khá phức tạp đòi hỏi nhà đầu tư phải tỉnh táo để có phương án đầu tư phù hợp và đạt được hiệu quả cao. Để có thể biết được loại bất động sản nào được phép đưa vào kinh doanh và những điều kiện kinh doanh bất động sản mà bạn cần biết, hãy cùng Vinaland tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
1. Kinh doanh bất động sản cần điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 10 của Bộ Luật Kinh doanh bất động sản và Điều 3 của Nghị định 76/ 2015/ NĐ-CP, điều kiện để cá nhân, tổ chức kinh doanh bất động sản là phải thành lập doanh nghiệp có vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ VNĐ.
Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, trả góp bất động sản với quy mô nhỏ lẻ, không thường xuyên. Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản sẽ không cần phải thành lập doanh nghiệp nhưng theo quy định của pháp luật thì phải kê khai nộp thuế đúng hạn.
Cần phải công khai các thông tin sau trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tại trụ sở Ban Quản lý dự án, đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản bao gồm:
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp: tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ, tên người đại diện theo pháp luật.
- Thông tin về các bất động sản được đưa vào kinh doanh căn cứ tại khoản 2 Điều 6 của Luật kinh doanh bất động sản.
- Thông tin về việc thế chấp nhà ở, các công trình xây dựng hay những dự án bất động sản được đưa vào kinh doanh (nếu có).
- Thông tin về số lượng các loại sản phẩm tài sản được giao dịch cũng như số lượng sản phẩm bất động sản đã bán được, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, các loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.
Chỉ được kinh doanh đối với bất động sản đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.
2. Khi các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động
Xem thêm: Những mảnh đất không nên mua để tránh tiền mất tật mang
2.1. Các cơ sở quan trọng để có thể xác định mức vốn pháp định
Căn cứ để có thể xác định mức vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh về bất động sản là dựa vào mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp, theo quy định tại Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về hợp tác xã.
Lưu ý: Các doanh nghiệp cũng như hợp tác xã không bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký để xác nhận về mức vốn pháp định.
2.2. Xử phạt các hành vi phạm quy định pháp luật về việc kinh doanh
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 57 Nghị định 139/ 2017/ NĐ-CP, đối với các trường hợp pháp luật đã quy định phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thành lập theo quy định hay việc kinh doanh bất động sản mà không bảo đảm đủ mức vốn pháp định, sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 VNĐ đến 60.000.000 VNĐ.
3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, mua trả góp bất động sản với quy mô nhỏ lẻ và không thường xuyên
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định số 76/ 2015/ NĐ-CP quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, mua trả góp bất động sản quy mô nhỏ lẻ và không thường xuyên bao gồm như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê hoặc thuê mua bất động sản mà không phải đầu tư vào dự án để kinh doanh bất động sản và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua nhà đất do đầu tư vào các dự án bất động sản để kinh doanh nhưng tổng mức đầu tư dự án dưới 20 tỷ đồng nhưng không bao gồm tiền sử dụng đất.
- Tổ chức việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở và công trình xây dựng do bị phá sản, giải thể hoặc chia tách.
- Tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của AMC tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC và các cá nhân, tổ chức khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng các dự án bất động sản, bán nhà, công trình xây dựng đang được bảo lãnh hoặc thế chấp để thu hồi nợ.
- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất, bán nhà ở và các công trình xây dựng để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư cho việc xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Các cơ quan, tổ chức có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà hoặc các công trình xây dựng thuộc sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua bất động sản do mình sở hữu.
Xem thêm: Kinh nghiệm xem hướng mua đất chuẩn phong thủy
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Vinaland về những điều kiện kinh doanh bất động sản hiện nay. Hy vọng, có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn về chủ đề này và giúp bạn có thêm kiến thức để đầu tư đạt được kết quả cao cũng như tránh mua những bất động sản chưa đủ điều kiện kinh doanh.