Nhà Ở Xã Hội Là Gì? Tìm Hiểu Điều Kiện Mua Nhà Ở Xã Hội

Nhà ở xã hội là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu các bạn cũng chưa biết điều kiện mua nhà ở xã hội là gì và cần chuẩn bị những gì khi mua thì những chia sẻ tiếp theo sẽ dành cho các bạn. Hãy cùng VINA Land tìm hiểu chi tiết nhé.

Thế nào là nhà ở xã hội?

Trước khi tìm hiểu điều kiện mua nhà ở xã hội cụ thể thì chúng ta hãy nhau tìm hiểu xem loại nhà khác gì so với nhà thương mại nhé.

Theo Luật nhà ở năm 2014 đã quy định về khái niệm nhà ở xã hội được định nghĩa cụ thể như sau: “Nhà ở xã hội tức là nhà ở có sự hỗ trợ từ Nhà nước dành cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định hiện hành của Luật này.”

Như vậy, nhà ở xã hội được hiểu đơn giản là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu của các cơ quan Nhà nước có thể là Trung ương hoặc địa phương hoặc các loại hình nhà được sở hữu cũng như quản lý bởi Nhà nước.

Định nghĩa nhà ở xã hội là gì
Định nghĩa nhà ở xã hội là gì

Ngoài ra, các tổ chức phi lợi nhuận được xây dựng với mục đích để cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội có quy định đi kèm. Và những ngôi nhà hỗ trợ này được bán, cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường.

Việc này nhằm cung cấp thêm các căn hộ giá rẻ hơn thị trường tức các loại nhà ở thương mại để giải quyết nhu cầu nhà ở giá rẻ cho các hộ gia đình thuộc diện chính sách hiện hành.

Do đó, tiêu chí để lựa chọn người mua loại nhà ở này rất gắt gao và cần trải qua nhiều bước thẩm định, chấm điểm hồ sơ của người đăng ký mua nhà. Mặt khác, quy định cũng cấm người mua bán lại trước 5 năm.

Xem chi tiết Các thông tin liên quan về nhà ở xã hội

Những ai nào được mua nhà ở xã hội?

Như đã chia sẻ thì đối tượng được hỗ trợ mua nhà ở xã hội đã được quy định theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014. Và cụ thể có 9 đối tượng được mua khi đáp ứng các điều kiện mua nhà ở xã hội được đề ra.

  • Những người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi người có công, đóng góp cho cách mạng;
  • Những gia đình thuộc hộ gia nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình nằm tại khu vực nông thôn thuộc những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai hay biến đổi khí hậu;
  • Những người thu nhập thấp, những đối tượng hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hoặc hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan và các đơn vị thuộc công an nhân dân, quân đội nhân dân;
  • Các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Nhóm đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
  • Những hộ gia đình hoặc cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải bắt buộc giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật nhưng vẫn chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở hay đất ở.
Đối tượng nào được hỗ trợ mua nhà ở xã hội
Đối tượng nào được hỗ trợ mua nhà ở xã hội

Thông tin về điều kiện mua nhà ở xã hội hiện nay

Những người thuộc một trong chính nhóm đối tượng kể trên khi đáp ứng ứng đủ các điều kiện mua nhà ở xã hội dưới đây sẽ được xem xét và hỗ trợ.

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội

Để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội thì những đối tượng kể trên phải đáp ứng những điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập, bao gồm:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của riêng mình hoặc chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội;
  • Chưa được hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi mình sinh sống, nơi học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình. Ngoài ra, diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình phải thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và theo từng khu vực.
  • Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, tại thành phố trực thuộc Trung ương nơi mà có nhà ở xã hội;
  • Trong trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú trong thời gian từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó.
  • Đối với những đối tượng là cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định của pháp luật hiện nay;
  • Nếu là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Điều kiện cần đáp ứng khi mua nhà ở xã hội 
Điều kiện cần đáp ứng khi mua nhà ở xã hội

Điều kiện được vay mua nhà ở xã hội

Với việc vay mua nhà ở xã hội thì bắt buộc phải đáp ứng đủ những yêu cầu sau

  • Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại nơi có dự án nhà ở xã hội và đồng thời đã đóng Bảo hiểm xã hội trên 1 năm.
  • Chỉ tiến hành cho vay với các Hợp đồng mua nhà ở xã hội đã được ký với chủ đầu tư sau ngày 7/1/2013.
  • Không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên vì mức thu nhập thấp dưới 9 triệu đồng trên tháng và đồng thời có nhu cầu về mua nhà ở xã hội với lý do phù hợp.
  • Người đi vay mua nhà ở xã hội phải thực sự chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích đất sử dụng dưới 8 mét-vuông trên người và buộc phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương.
  • Đảm bảo có tài sản thế chấp khi tiến hành đăng ký vay mua nhà, có thể thế chấp bằng chính căn hộ đăng ký mua hoặc thế chấp tài sản có từ trước.
  • Khi vay mua nhà ở xã hội và đáo hạn nợ trước hạn sẽ bị phạt 2% trên tổng số tiền trả nợ.
  • Các loại nhà ở xin vay mua bắt buộc đảm bảo là nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại đang chuyển sang nhà ở xã hội và có diện tích dưới 70m2 cũng như có giá bán dưới 15 triệu trên 1 mét-vuông.
  • Người mua cần ký kết hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước khi thực hiện đăng ký vay mua nhà ở xã hội và cần trình hồ sơ đến Ngân hàng
  • Người đi vay đảm bảo bản thân có công việc và mức thu nhập ổn định.
Các điều kiện khi vay mua nhà ở xã hội
Các điều kiện khi vay mua nhà ở xã hội

Quy định thời gian chuyển nhượng và mua bán nhà ở xã hội

Căn cứ theo Điều 62 của Luật Nhà ở 2014 thì việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải thực hiện theo đúng quy định của Luật này. Trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 và theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về việc phát triển và quản lý nhà ở thì:

  • Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội được tối thiểu là 5 năm;
  • Thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội hiện nay tối thiểu là 5 năm được tính từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Các câu hỏi có liên quan khi mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ/ sổ hồng?

Theo quy định hiện hành của nhà nước thì chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải tạo điều kiện để cho khách hàng mua nhà làm giấy chứng nhận quyền sở hữu sau khi họ đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Vậy nên khi các bạn mua nhà sẽ nhận được sổ hồng nhà ở xã hội khi thanh toán hết tiền ghi trong hợp đồng mua bán.

Nên hay không việc mua nhà ở xã hội?

Nếu mọi người thuộc diện được hỗ trợ kể trên thì câu trả lời là có bởi những ưu điểm sau:

  • Về giá cả thì loại nhà ở này phù hợp với người có thu nhập thấp vì đã được Nhà nước trợ giá.
  • Kiến trúc xây dựng luôn được đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho các hộ gia đình.
  • Hệ thống tiện ích sẽ được quy hoạch đồng bộ. Thậm chí, nhiều dự án nhà ở xã hội còn được đầu tư hệ sinh thái tiện ích đầy đủ, không hề thua kém nhà ở thương mại.
Một số các câu hỏi liên quan về nhà ở xã hội
Một số các câu hỏi liên quan về nhà ở xã hội

Có thể mua lại nhà ở xã hội từ chủ sở hữu khi không đủ kiện không?

Sẽ tùy vào từng trường hợp mà việc mua bán sẽ được quyết định. Nếu mọi người không đáp ứng những yêu cầu kể trên thì giao dịch sẽ không có giá trị pháp lý. Hiển nhiên, ngôi nhà sẽ bị thu hồi và sẽ được bàn giao lại cho đơn vị quản lý xã hội.

Đổi lại nếu các bạn đáp ứng đủ các yêu cầu nói trên thì việc mua lại từ chủ sở hữu hoàn toàn có thể. Tuy nhiên để làm được việc này thì mọi người cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan để cùng chủ căn hộ làm việc với quản lý để thỏa thuận về việc chuyển nhượng.

Kết luận

Vừa rồi là những gì chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về điều kiện mua nhà ở xã hội. Với những thông tin vừa rồi của VINA Land mong rằng sẽ có thể giúp ích được cho mọi người trong việc giải đáp những thắc mắc cá nhân.

Xem thêm: