Ở các tỉnh thành, các khu dân cư đều có một số không gian được sử dụng để người dân sinh hoạt chung. Những không gian đó được gọi là đất sinh hoạt cộng đồng, ký hiệu là DSH. Vậy chính xác thì DSH là đất gì? Trong bài viết dưới đây, VINA Land sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về loại đất này và giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất về đất DHS.
DSH là đất gì?
DSH là ký hiệu của đất sinh hoạt cộng đồng. Những lô đất đó chỉ được chuyên dùng vào mục đích sinh hoạt chung trong một khu tập thể và không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân nào.

Trên một lô đất DSH cụ thể, tập thể cư dân sinh sống gần khu đất đó sẽ có quyền sử dụng đất cho những mục đích chung. Có thể kể đến như việc xây dựng hội trường, trụ sở uỷ ban xã, làng, nhà văn hoá, tổ chức các buổi họp dân cư hoặc các hoạt động mang tính chất cộng đồng,…
Bản chất của đất DSH là đất sinh hoạt cộng đồng của một khu tập thể và cho phép nhiều người dân cùng sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, tất cả những người dân đó đều phải tuân thủ theo những quy định do Nhà nước ban hành và những chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Giải đáp những thắc mắc có liên quan đến đất DSH
Sau khi đã nắm rõ khái niệm DSH là đất gì, cùng tiếp tục tìm hiểu về những quy định pháp lý xoay quanh đất DHS thông qua những nội dung dưới đây nhé.
Đất DSH có cần đóng thuế không?
Theo khái niệm chúng tôi đã đề cập ở trên, đất DSH là đất sinh hoạt cộng đồng nên sẽ được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp. Chúng được sử dụng cho mục đích xây dựng và tổ chức những sự kiện mang tính cộng đồng.

Chính vì vậy, theo quy định của Pháp luật hiện hành, các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng cũng như quản lý nhóm đất DSH mà không cần phải đóng thuế. Theo đó, chỉ cần tuân thủ theo đúng quy định thì các cư dân có thể sử dụng đất DHS mà không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào.
Thời hạn sử dụng đất DHS là bao lâu?
Hiện nay chưa có quy định chính thức nào về thời hạn sử dụng của đất DSH. Vấn đề này đang thuộc quyền xử lý và quyết định của cơ quan quản lý trực tiếp như: các lãnh đạo địa phương, các cơ quan có thẩm quyền cấp xã, huyện hoặc cấp tỉnh.
Thời hạn sử dụng của mỗi khu đất DHS là khác nhau vì sẽ được xem xét trên một số phương diện như: quy trình sử dụng, mục đích sử dụng, tính hiệu quả và mức độ đóng góp cho hoạt động sinh hoạt cộng đồng.

Trên thực tế, thời hạn sử dụng đất DSH sẽ được xem xét lại sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định. Điều này được thỏa thuận từ trước và đến thời hạn xem xét, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá và đưa ra mức thời hạn mới phù hợp với quy định của Pháp luật.
Người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH là ai?
Theo quy định của Pháp luật, việc xác định người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH được quy định như sau: cộng đồng dân cư của khu vực sẽ thảo luận và đề xuất người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng. Thông thường, người đại diện sẽ là trưởng thôn, trưởng xóm hoặc một cá nhân nào đó có được nhiều sự tín nhiệm của mọi người.
Sau đó, người dân trình giấy chứng nhận lên Uỷ ban nhân dân cấp xã để được xác nhận. Trong đó cần ghi rõ địa chỉ nơi có diện tích đất sinh hoạt cộng đồng DSH của cư dân. Cuối cùng, người đại diện sẽ được đề tên vào giấy chứng nhận.

Nghĩa vụ của người đứng tên đất DHS là gì
Người đứng tên đất DHS không chỉ là người đại diện đơn thuần trên giấy tờ mà còn là người chịu trách nhiệm với những vấn đề phát sinh. Mỗi quyết định của họ đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất DSH của người dân địa phương.
Chính vì vậy, người đứng tên đất DHS vừa phải quản lý, vừa phải điều hành việc sử dụng đất DSH sao cho hợp lý và phù hợp với quy định của luật pháp. Cụ thể, họ có nghĩa vụ như sau:

- Có kế hoạch sử dụng đất DSH chính đáng và cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Không được để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất một cách bừa bãi hay mở rộng diện tích đất trái quy định. Trong trường hợp cần thiết phải mở rộng thì phải làm đơn và trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xem xét.
- Khi xây dựng công trình công cộng trên diện tích đất DSH, phải có sự giám sát chặt chẽ. Đồng thời, cần thi công đúng theo bản vẽ và kế hoạch xây dựng đã đề ra trước đó.
- Các hoạt động diễn ra trên diện tích đất sinh hoạt cộng đồng DHS phải được tuân thủ theo quy định Nhà nước và có tính hiệu quả cao.
Nếu xảy ra các vấn đề liên quan đến đất DSH, người đứng tên đất DHS sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm chịu các chi phí phát sinh nhưng trên thực tế, người dân thường chung tay để hỗ trợ họ.
Qua bài viết trên, VINA Land đã chia sẻ về DSH là đất gì và những thông tin pháp lý liên quan đến loại đất này. Hy vọng, bạn đọc đã thu về cho mình những kiến thức hữu ích về đất DHS để áp dụng hiệu quả vào lĩnh vực bất động sản.
Xem thêm: