DTL là đất thủy lợi mà hầu như ai cũng đã từng nghe tên. Vậy, đây là loại đất có chức năng và hiệu quả đối với cuộc sống con người như thế nào? Hãy cùng VINA Land giải đáp nhanh thắc mắc DTL là đất gì và những điều cần biết về loại đất này trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về DTL là đất gì
Đất thuỷ lợi là loại đất được ký hiệu là DTL. Nó được sử dụng dùng để xây dựng các công trình thuỷ lợi. Đồng thời phục vụ lao động sản xuất cũng như nhu cầu tái sản xuất của nhân dân. Đất DTL không bao gồm đất xây dựng công trình ngầm, trên không và không sử dụng đất mặt.

Các dự án được tạo nên bởi đất DTL bao gồm:
- Hệ thống dẫn nước cấp, thoát nước hay tưới, tiêu. Tất cả đều nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của con người.
- Các công trình xây dựng như: bể chứa nước, giếng cộng đồng hay hành lang bảo vệ công trình thủy lợi,… Tất cả chúng đều cần phải được thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất.
- Các công trình như nhà máy nước, trạm bơm, trạm điều hành, trạm xử lý nước thải. Đây là những công trình thủy lợi vô cùng quan trọng và cấp thiết.
- Khu nhà làm việc, kho tàng, cơ sở sản xuất, sửa chữa hay bảo dưỡng công trình thủy lợi phải được thực hiện trong phạm vi công trình đầu mối.
- Hệ thống đê, kè, cống, đập hay hồ chứa nước được xây dựng để phục vụ mục đích thủy lợi.
Một số nguyên tắc sử dụng đất DTL
Sử dụng đất DTL phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cần thiết. Các bên quản lý và người sử dụng đất cần thực hiện nghĩa vụ của mình với đất thủy lợi. Cụ thể như sau:

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đối với đất DTL
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với loại đất này là vô cùng lớn. Cụ thể như sau:
- Cần cử đoàn đi thực địa, xác định đúng về vị trí và diện tích khi có hồ sơ có nhu cầu xây dựng trên đất thủy lợi. Đồng thời tiến hành kiểm tra kỹ về hồ sơ, thủ tục liên quan.
- Giám sát quá trình thi công chặt chẽ để kịp thời nắm bắt và giải quyết các vướng mắc.

Người được quyền sử dụng đất thủy lợi có trách nhiệm
Bên cạnh trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, người sử dụng đất thủy lợi có trách nhiệm cơ bản như sau:
- Hoàn thiện giấy tờ, hồ sơ theo thủ tục của pháp luật. Sau đó tiến hành xin phép cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình.
- Trong quá trình thi công công trình thì sự nghiêm túc và trung thực luôn phải được đảm bảo..
- Ưu tiên bảo vệ môi trường, nhất là hệ thống sông ngòi. Cụ thể là không làm ảnh hưởng xấu đến hệ thống thủy lợi hiện có của địa phương. Đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng đất DTL
Có một số lưu ý căn bản mà bạn cần chú ý để sử dụng đất thủy lợi hợp pháp. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần cân nhắc để hạn chế tối đa những rắc rối không muốn:

- Chỉ sử dụng đất thủy lợi để xây dựng các công trình được pháp luật cho phép. Không tận dụng đất thủy lợi để thi công các công trình trái với quy định pháp luật. Bởi lẽ các công trình này sớm muộn cũng sẽ bị dỡ bỏ. Đồng thời chủ công trình cũng phải chịu những xử phạt thích đáng theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chỉ được phép thi công xây dựng công trình theo diện tích đất cho phép. Tuyệt đối không được phép xâm lấn các khu đất bên cạnh. Hành động này không thể được thực hiện kể cả để nới rộng công trình.
- Trước khi thi công thì cần làm thủ tục tại các cơ quan có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh, huyện, xã. Chỉ được tiến hành xây dựng khi có sự cho phép và đồng thuận của cơ quan quản lý. Các hồ sơ nhà đất hay hồ sơ xin cấp phép xây dựng đều phải đầy đủ, đúng trình tự. Điều này mới đảm bảo hồ sơ hợp lệ.
- Trong quá trình thi công, nếu sự cố hoặc các vướng mắc xảy ra thì cần báo cáo đến lãnh đạo địa phương kịp thời để xử lý theo đúng quy chế.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến đất DTL
Liên quan đến đất DTL thì có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Cụ thể có thể kể đến như:
Khai hoang đất thủy lợi để sử dụng có được không?
Tại Khoản 2 Điều 101 thuộc Bộ Luật đất đai 2013 quy định đất đã được sử dụng ổn định từ tháng 07/2004. Và không vi phạm luật đất đai cũng như không có tranh chấp. Do đó nó sẽ phù hợp với quy hoạch về điểm dân cư. Từ đó sẽ được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như các tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, trường hợp này đã được công bố kế hoạch sử dụng nhưng vẫn bị nhiều người khai hoang. Đây được xem là hành vi lấn chiếm đất được quy định tại Khoản 4 Điều 10 thuộc Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Mức hình phạt đối với hành vi vi phạm đất thủy lợi
Khoản 1 Điều 3 nằm trong Nghị định số 102/2014/NĐ-CP, vấn đề xử phạt hành chính được quy định cụ thể như sau:
- Đối với hành vi vi phạm về sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi thì sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
- Tùy từng tính chất và mức độ vi phạm mà các cá nhân và tổ chức vi phạm có thể bị xử lý phạt bổ sung. Cụ thể gồm:
- Tước giấy phép hoạt động công trình thủy lợi hay hoạt động liên quan đến đê điều.
- Tịch thu phương tiện và tang vật vi phạm quy định được sử dụng.

Mức phạt hành chính đối với lỗi này được quy định bao gồm:
- Mức phạt tối đa: 100.000.000 VNĐ.
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 200.000 – 300.000 VNĐ khi gây cản trở dòng chảy.
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 200.000 – 400.000 VNĐ khi xâm lấn.
- Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ khi hoạt động không giống giấy phép.
- Phạt tiền từ 2.000,000 – 5.000.000 VNĐ khi không trung thực trong việc khai báo hoạt động của công trình.
- Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ khi xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm cùng lò gạch, lò vôi khi vi phạm mốc chỉ giới và nuôi trồng hải sản trái phép.
- Phạt tiền từ 20.000.000 – 3.000.000 VNĐ khi xây dựng đường ống dẫn dầu, hệ thống thoáng nước, cáp điện, khảo sát địa chất hay khai thác khoáng sản, khai thác vật liệu, xây nhà ở, nơi sản xuất cùng chôn chất thải trái phép.
Tình trạng sử dụng đất DTL hiện nay như thế nào?
Hiện nay, tình trạng lấn chiếm, gian lận trong việc sử dụng đất thủy lợi tương đối phổ biến ở nhiều địa phương. Đây là tình trạng đáng buồn mà các nhà chức trách có thẩm quyền rất đau đầu. Người sử dụng đất chưa ý thức được trách nhiệm, vai trò của việc sử dụng đất thủy lợi đúng quy định. Ngoài ra, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thủy lợi đa số là các hành vi chỉ bị xử phạt hành chính. Bởi lẽ đó mà chính quyền các địa phương cần phải chặt chẽ hơn với các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, việc quản lý lỏng lẻo đã tạo cơ hội cho những sai phạm này tồn tại và tiếp diễn. Để ngăn chặn các sai phạm phát triển, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần siết chặt quy định sử dụng đất DTL. Điều này nhằm mục đích để hạn chế tối đa các hành vi sai phạm.
Lời kết
Qua những thông tin mà VINA Land cung cấp trong bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có được cái nhìn tổng quan về đất DTL là đất gì. Đồng thời cũng biết được thêm những thông tin hữu ích về loại đất này. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích của VINA Land, bạn sẽ biết được những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về loại đất này.
Xem thêm: