Sổ hộ khẩu là văn bản quen thuộc với mỗi gia đình, sổ hộ khẩu xuất hiện trong hầu hết các thủ tục hành chính của công dân Việt Nam. Từ năm 2023 có quy định mới về việc sử dụng sổ hộ khẩu, bạn hãy cùng Vinaland tìm hiểu chi tiết về sổ hộ khẩu là gì và những quy định được cập nhật mới nhất thông qua bài viết dưới đây.
I. Sổ hộ khẩu là gì?
1. Định nghĩa sổ hộ khẩu là gì?
Sổ hộ khẩu là công cụ và là thủ tục hành chính giúp cơ quan nhà nước quản lý nhân khẩu, quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân trong gia đình.
Sổ hộ khẩu do Cơ quan Công an cấp, gồm thông tin đăng ký địa chỉ thường trú của gia đình và đầy đủ thông tin các nhân của những thành viên trong gia đình do chủ hộ là người chịu trách nhiệm.
2. Sổ hộ khẩu tiếng Anh là gì?
Sổ hộ khẩu có nhiều tên gọi quốc tế, các thuật ngữ thông dụng được sử dụng để chỉ sổ hộ khẩu bằng Tiếng Anh như sau:
- Number of inhabitants
- Household Book
- Household Registration Book
- Family Register
- Family Record Book
3. Các loại sổ hộ khẩu
– Loại sổ đăng ký thường trú mà tất cả hộ gia đình sử dụng có duy nhất một loại được gọi là Sổ hộ khẩu (KT1). Loại sổ KT1 có đầy đủ thông tin địa chỉ đăng ký thường trú, thông tin cá nhân của từng thành viên trong gia đình.
– Ngoài ra còn có các loại sổ mục đích xác định địa chỉ tạm trú như KT2, KT3 và KT4.
4. Ảnh sổ hộ khẩu
– Mẫu sổ hộ khẩu chính thức được sử dụng hiện tại là mẫu sổ bìa đỏ.
– Bên trong sổ sẽ có thông tin số sổ, địa chỉ đăng ký thường trú và thông tin cá nhân từng thành viên trong gia đình.
– Trước đây sổ hộ khẩu còn được sử dụng mẫu bìa màu xanh có số sổ và địa chỉ in phía ngoài bìa.
II. Cấu tạo của sổ hộ khẩu thế nào?
1. Kích thước sổ hộ khẩu
Theo quy định tại Thông tư 35/2014/TT-BCA sổ hộ khẩu kí hiệu là HK08, được in trên khổ giấy 12cm x 16,5cm, in màu, bìa đỏ, trang phía trong nền màu xanh. Sổ hộ khẩu gồm 18 trang thông tin và 2 trang điều chỉnh thông tin.
2. Thông tin sổ hộ khẩu
- Thông tin trong sổ hộ khẩu gồm những thông tin sau:
- Họ và tên: Họ tên được ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
- Ngày tháng năm sinh: ghi theo ngày tháng dương lịch, ghi đầy chữ số và chính xác với ngày sinh trên giấy khai sinh.
- Số chứng minh thư nhân dân/Số thẻ căn cước công dân: Ghi đầy đủ chính xác số thẻ.
- Các mục nơi sinh, quê quán, quốc tịch, dân tộc: ghi chính xác theo giấy khai sinh.
- Nghề nghiệp: Cần phải ghi rõ tên cơ quan, đơn vị cùng với địa chỉ trụ sở công tác (nếu có)
- Địa chỉ cư trú: Điền đầy đủ số nhà, tổ, thôn, xóm, phường…
- Ngoài ra sổ hộ khẩu có 2 trang đính chính với tổng lần thay đổi thông tin của sổ hộ khẩu
– Tất cả các thông tin ghi trên sổ hộ khẩu yêu cầu rõ ràng, chính xác, không tẩy xoá.
III. Sổ hộ khẩu để làm gì?
Như khái niệm đã được nêu trên thì sổ hộ khẩu là công cụ, hình thức để cơ quan nhà nước quản lý cư trú của công dân. Sổ hộ khẩu được sử dụng từ rất lâu và phục vụ tốt cho việc quản lý của nhà nước.
Sổ hộ khẩu quản lý tình trạng cư trú thường xuyên của công dân, sổ hộ khẩu lưu trữ, quản lý thông tin của từng thành viên trong hộ gia đinh như: Họ tên, giới tính, số chứng minh nhân dân, ngày tháng năm sinh, quan hệ với chủ hộ….
Sổ hộ khẩu không thể thiếu khi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, giấy khai sinh, chứng tử, đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh, hồ sơ xin việc làm…
Ngoài ra sổ hộ khẩu còn được sử dụng trong các thủ tục như: Giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai, văn bản pháp lý đảm bảo thi hành án và quyền sử dụng đất, và là văn bản pháp lí trong việc nhận thừa kế,
IV Sổ hộ khẩu do cơ quan nào cấp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật cư trú 2006 quy định về nơi làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân như sau:
- Công dân thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
- Công dân thường trú tại tỉnh: nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
Theo luật mới ban hành thì kể từ ngày 01/07/2021 cơ quan công an không cấp sổ hộ khẩu bằng giấy cho công dân mà thay thế bằng việc cập nhật thông tin cư trú của công dân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
V. Sổ hộ khẩu bao giờ hết hạn?
1. Các trường hợp bị thu hồi sổ hộ khẩu
Các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi công dân thực hiện một trong các thủ tục:
- Cá nhân trong hộ gia đình thực hiện tách hộ
- Người dân xóa đăng ký thường trú
- Người dân đi đăng ký hộ khẩu thường trú mới
- Điều chỉnh các thông tin trong Cơ sở dữ liệu cư trú về dân cư
Các trường hợp thu hồi sổ tạm trú
- Người dân đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú
- Người dân xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
2. Sổ hộ khẩu có giá trị sử dụng đến khi nào?
– Tất cả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hiện tại đều có thời hạn đến hết ngày 31/12/2022.
– Đối với trường hợp từ ngày 01/7/2021 công dân thực hiện các thủ tục như ở mục 5.1 nên trên đều bị thu hồi sổ hộ khẩu giấy và không cấp mới. Các thông tin về sổ hộ khẩu sẽ được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu cư trú.
VI. Sổ hộ khẩu bị thu hồi thì phải làm sao?
1. Giấy tờ thay thế khi sổ hộ khẩu bị thu hồi
– Toàn bộ dữ liệu trong sổ hộ khẩu sẽ được cập nhất lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia nên khi sổ hộ khẩu bị thu hồi, người dân có thể sử dụng căn cước công dân để thay thế.
– Tuy nhiên một số thủ tục vẫn yêu cầu giấy tờ chứng minh cư trú, công dân có thể xin cơ quan công an cấp “Giấy xác nhận thông tin về cư trú”
– Cách thức để được cấp “Giấy xác nhận thông tin về cư trú” như sau:
+ Cách 1: Người dân đến trực tiếp bất kỳ cơ quan đăng ký cư trú nào trong cả nước để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú.
+ Cách 2: Người dân đăng nhập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú đăng ký online theo mẫu.
Sau 03 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận thông tin cư trú bằng văn bản hoặc thư điện tử.
2. Thời hạn sử dụng của giấy xác nhận thông tin cư trú
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2017/TT-BCA của Bộ Công an nêu rõ:
– Giấy xác nhận cư trú của công dân có giá trị trong vòng 06 tháng nếu:
+ Nơi cư trú là nơi ở hiện tại của công dân đó không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
+ Người không có nơi thường trú/tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
– Giấy xác nhận thông tin thường trú hay tạm trú có thời hạn trong vòng 30 ngày.
– Nếu công dân thực hiện thay đổi, điều chỉnh thông tin về cư trú và được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu về cư trú, Giấy xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị từ thời điểm thực hiện thay đổi.
3. Sổ hộ khẩu bị thu hồi làm Căn cước công dân thế nào?
Khi công dân có nhu cầu cấp căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận sẽ tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia để lập hồ sơ cấp lại, trường hợp chưa có thông tin công dân phải xuất trình các giấy tờ chứng minh khi làm CCCD gắn chíp.
Trên đây là các thông tin chi tiết về sổ hộ khẩu và những quy định mới nhất về cấp lại, thu hồi sổ hộ khẩu năm 2022. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các quy định về thủ tục hành chính hoặc các vấn đề về nhà đất, hãy truy cập website Vinaland hoặc gọi đến hotline 0907.13.82.83 – 0898.13.63.33 để được hỗ trợ nhanh chóng.