Bản hợp đồng cho thuê ki ốt mới nhất năm 2023

Việc cho thuê mặt bằng, quầy ki ốt đã và đang trở thành một hình thức kinh doanh bất động sản của nhiều gia đình nhờ vào việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định và hiệu quả. Chính vì tính phổ biến của loại hình giao dịch này nên pháp luật đã ra những quy định cụ thể về hợp đồng cho thuê ki ốt. Bài viết dưới đây, Vinaland sẽ cung cấp bản mẫu hợp đồng cho thuê ki ốt chính xác nhất năm 2023.

I. Mẫu hợp đồng cho thuê quầy ki ốt

Mẫu hợp đồng cho thuê ki ốt được thành lập và ký kết khi bên cho thuê có quầy hàng/gian hàng trong khu vực cho phép buôn bán như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,.. cho cá nhân, tổ chức thuê nhằm mục đích thương mại như kinh doanh hoặc trưng bày sản phẩm.

Dưới đây là mẫu hợp đồng được soạn thảo cho thuê ki ốt mới nhất năm 2023 mà bạn có thể tham khảo và sử dụng để đảm bảo quyền lợi của mình.

Hợp đồng thuê Ki ốt

II. Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng cho thuê ki ốt

Khi soạn thảo hợp đồng cho thuê ki ốt, người lập hợp đồng cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Cần ghi rõ ràng thông tin của hai bên liên quan như địa chỉ liên lạc, số điện thoại,…
  • Nếu bên thuê là một tổ chức hay công ty, doanh nghiệp thì cần có các thông tin về hoạt động kinh doanh như số điện thoại liên hệ, mã số thuế, thông tin chính xác của người đại diện ký kết hợp đồng.
  • Nếu có thay đổi thì cần bổ sung một bản phụ lục điều chỉnh và thời gian hợp đồng cho thuê có hiện lực là 06 tháng hoặc vài năm.
  • Trong trường hợp hợp đồng cho thuê dài hạn thì hai bên cần thỏa thuận để bổ sung thêm điều các điều khoản để quy định không tăng hoặc giảm giá nhà theo tỷ giá thị trường để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan.
  • Ngoài ra, trong hợp đồng thuê quầy hàng cần liệt kê rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên liên quan. Thiết lập các điều khoản một cách chặt chẽ để tránh một số trường hợp phát sinh không mong muốn xảy ra, sẽ gây tranh cãi và không xác định được trách nhiệm hai bên.

Hợp đồng cho thuê kiot

III. Một số quy định khi lập hợp đồng thuê ki ốt

1. Nội dung hợp đồng cho thuê ki ốt

Hợp đồng thuê ki ốt là loại hợp đồng thuộc vấn đề dân sự nên các nội dung có trong hợp đồng này cần phải soạn đầy đủ nội dung theo quy định của Luật dân sự năm 2015, cụ thể tại Điều 398 sau đây:

  • Đối tượng hợp đồng;
  • Số lượng và chất lượng của đối tượng;
  • Giá và phương thức thanh toán;
  • Thời gian thuê, địa điểm và phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan;
  • Trách nhiệm mà bên vi phạm phải chịu do vi phạm hợp đồng;
  • Các phương thức dùng để giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng cho thuê kiot

2. Hình thức của hợp đồng cho thuê ki ốt

Mặc dù theo các quy định của pháp luật không có điều khoản nào đề cập đến hình thức của hợp đồng cho thuê ki ốt. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho hai bên về mặt pháp lý, tránh những trường hợp tranh chấp rủi ro phát sinh sau này cũng như có đầy đủ căn cứ và bằng chứng dùng để giải quyết tranh chấp thì khi thành lập hợp đồng cho thuê ki ốt thành văn bản thì phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên và được công chứng hay chứng thực bởi các cơ quan, chính quyền nhà nước.

Hợp đồng cho thuê kiot

3. Đối tượng trong hợp đồng cho thuê ki ốt

Về cơ bản, hợp đồng cho thuê ki ốt là một loại hợp đồng cho thuê tài sản mà theo đó bên thuê sẽ được sử dụng tài sản thuê trong một thời gian nhất định. Khi hết thời hạn cho thuê, bên thuê phải trả lại tài sản đã thuê cho bên cho thuê, vì thế đối tượng được đề cập trong hợp đồng thuê tài sản phải là các vật đặc định và không bị tiêu hao theo thời gian hay trong quá trình sử dụng.

Đối với trường hợp tài sản thuê bị tiêu hủy hoặc hao hụt trong quá trình cho thuê thì bên thuê phải bồi thường bằng đúng giá trị của tài sản thuê. Khi bên cho thuê muốn đưa các vật cùng loại vào cho thuê thì trước hết cần phải đặc định hóa vật cùng loại đó. Như vậy, đối tượng trong hợp đồng thuê ki ốt là quầy hàng có tính chất không bị tiêu hao khi sử dụng và có các đặc điểm riêng, được đánh số.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì tài sản cho thuê trong hợp đồng phải thỏa mãn các điều kiện dưới đây:

  • Thứ nhất, tài sản cho thuê phải được pháp luật cho phép giao dịch;
  • Thứ hai, tài sản cho thuê phải được xác định cụ thể thông qua đặc điểm, tính chất, số lượng, … Nếu là tài sản cho thuê là các giá trị vô hình như quyền tài sản thì phải có giấy tờ, chứng từ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền sở hữu của bên thuê;
  • Thứ ba, tài sản trong hợp đồng không diện đang bị tranh chấp về quyền sở hữu;
  • Thứ tư, tài sản trong hợp đồng không thuộc diện đang bị kê biên bản để thi hành án;
  • Thứ năm, tài sản trong hợp đồng không thuộc diện dùng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự, trừ một số trường hợp pháp luật quy định rõ ràng trong Luật dân sự 2005 hoặc các bên liên quan có thỏa thuận khác;
  • Thứ sáu, nếu đối tượng trong hợp đồng mua bán thuộc loại tài sản hạn chế giao dịch thì việc mua bán hay cho thuê cần tuyệt đối tuân theo quy định của pháp luật về các vấn đề như trình tự, thủ tục, cách thức chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mua hoặc bên thuê.

Hợp đồng cho thuê kiot

Bài viết ở trên là toàn bộ những thông tin hữu ích về Mẫu hợp đồng cho thuê kiot và một số quy định khi lập hợp đồng cho thuê ki ốt. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ cũng như tư vấn về quá trình lập hợp đồng thì có thể liên hệ với Vinaland qua website: vinaland.co hoặc hotline: 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 để được nhân viên nơi đây giúp đỡ nhiệt tình.