Cập nhật các mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất mới nhất

Hợp đồng đặt cọc mua đất là một trong các loại hợp đồng khá phổ biến được ký kết trước khi bên mua và bên bán tiến hành xác lập hợp đồng tại văn phòng công chứng. Trong bài viết này, Vinaland sẽ giới thiệu tới quý độc giả các mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chuẩn, mới nhất năm 2023.

I. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất (có người làm chứng)

Khi mua bán nhà đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bên tham gia thường ký hợp đồng đặt cọc để cam kết việc mua bán trong tương lai. Dưới đây là nội dung cơ bản của một bản hợp đồng mà bạn có thể soạn thảo để đảm bảo tính hợp pháp.

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

(V/v Mua bán nhà, đất)

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20 … tại …………………………………………………

TP Hà Nội, chúng tôi gồm có:

  1. Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: …  cấp ngày … tại ……………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………

  1. Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

Họ và tên chủ hộ :…………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: …  cấp ngày …  tại ……………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………

Các thành viên của hộ gia đình bên bán (bên B):

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: …  cấp ngày …  tại ……………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: …  cấp ngày …  tại ……………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………

III. Cùng người làm chứng:

1.Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: …  cấp ngày …  tại ……………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………

2.Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: …  cấp ngày …  tại ……………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………

  1. Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC

Bên A đặt cọc cho bên B bằng tiền mặt với số tiền là: …………………………………..

Bằng chữ :……………………………………………………………………………………..

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

Thời hạn đặt cọc là: …………, kể từ ngày …… tháng …  năm 20….

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

1.Bằng việc đặt cọc này Bên A cam kết mua đất của bên B tại …………………………

…………………………………………………………………………………………………..

Bên B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ bán đất thuộc sở hữu hợp pháp và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến mảnh đất mà bên B giao bán cho bên A tại: ………… với diện tích là ……… m2 giá bán là …………………………………………..

  1. Trong thời gian đặt cọc, bên B cam kết sẽ làm các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên A, bên A cam kết sẽ trả:

………………………………………………………………………………………………………………

khi hai bên ký hợp đồng mua bán đất tại phòng công chứng Nhà Nước, …………….

………………………………………………………………………………………………….

sẽ được bên A thanh toán nốt khi bên B giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên B cam kết sẽ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vòng 7 ngày kể từ ngày bên A và bên B ký hợp đồng mua bán tại phòng công chứng Nhà Nước. Bên B có nghĩa vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật (đối với thuế đất, thuế chuyển nhượng bên B sẽ là người thanh toán mà bên A không phải trả bất cứ khoản phí nào) .

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

  1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Giao số tiền đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng đặt cọc;
  3. b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất số tiền đặt cọc;
  4. Bên A có các quyền sau đây:
  5. a) Nhận lại số tiền đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc đạt được);
  6. b) Nhận lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3(mục đích đặt cọc không đạt được);

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

  1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Trả lại số tiền đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc đạt được);
  3. b) Trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền bằng số tiền đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được);
  4. c) Bên B có nghĩa vụ dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng khi giao đất để trả lại mặt bằng đất thổ cư cho bên A.
  5. Bên B có các quyền sau đây:

Sở hữu số tiền đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại điều 3 (mục đích đặt cọc không đạt được).

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; nếu mảnh đất trên thuộc diện quy hoạch không giao dịch được thì bên B phải hoàn trả lại 100% số tiền mà bên A đã giao cho bên B . Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi tranh chấp sẽ được phán xử theo quy định của luật pháp của Việt Nam.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

  1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
  2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
  3. Bên B đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu trong điều 1 từ bên A

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
  2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của người làm chứng.
  3. Hợp đồng có hiệu lực từ: …………………………………………………………………

Hợp đồng Đặt Cọc bao gồm 03 trang được chia làm bốn bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản.

Hà nội, ngày …tháng ..… năm 20…..

Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

II. Mẫu biên bản giao nhận tiền cọc mua bán đất

Sau khi đã ký hợp đồng đặt cọc, các bên phải hoàn thiện biên bản giao nhận tiền đặt cọc (hoặc chuyển khoản), ghi nội dung chuyển khoản là đặt cọc mua căn hộ số …. Giấy chứng nhận được cấp quyền sử dụng đất số… cấp ngày…/…../….). Mẫu biên bản giao nhận tiền đặt cọc (hoặc giấy chuyển khoản) là một trong số những tài liệu pháp lý quan trọng trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Mẫu biên bản này sẽ có các nội dung cụ thể như sau:

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——–

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC

Hôm nay, vào hồi …. giờ ….. phút ngày …. tháng ….năm …….. tại ….., chúng tôi gồm:

I/ BÊN NHẬN ĐẶT CỌC – BÊN BÁN (sau đây gọi tắt là BÊN A):

Ông/bà: ………………………………………………………… Sinh năm: ………………..

CMND/CCCD số:…………………. Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………………

Thường trú: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ :………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………

II/ BÊN ĐẶT CỌC – BÊN MUA (sau đây gọi tắt là BÊN B):

Ông/bà: ………………………………………………………… Sinh năm: ………………..

CMND/CCCD số:…………………. Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………………

Thường trú: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ liên hệ :………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………

III/ BÊN LÀM CHỨNG – BÊN MÔI GIỚI (sau đây gọi tắt là BÊN C):

Ông/bà: ………………………………………………………… Sinh năm: ………………..

CMND/CCCD số:…………………. Ngày cấp: ……………… Nơi cấp: …………………

Thường trú: ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………

Hai bên cùng thống nhất và ký kết các nội dung dưới đây:

  1. Bên A đã nhận đầy đủ số tiền đặt cọc là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) theo Hợp đồng đặt cọc ký ngày …/…../20… mà hai bên đã ký kết.
  2. Lý do đặt cọc: thực hiện theo đúng quy định tại Điều 1 của Hợp đồng đặt cọc.
  3. Số tiền đặt cọc sẽ được trừ vào Giá trị chuyển nhượng theo quy định tại Điều 2 của Hợp đồng đặt cọc.
  4. Biên bản này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.
Bên A

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

(Ký, ghi rõ họ tên)

III. Những vấn đề cần chú ý khi ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất

– Ý nghĩa của bản hợp đồng đặt cọc: Những giao dịch mua bán đất thường là các giao dịch có giá trị lớn. Vì thế, việc lập hợp đồng đặt cọc có một ý nghĩa khá quan trọng. Trong đó bên bán phải cam kết giữ lại phần đất (và những tài sản trên đất) hoặc căn hộ muốn bán cho bên mua và bên mua cam kết sẽ thực hiện mua nhà đất này với những nội dung trong hợp đồng đã ký kết. Bên nào vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt cọc theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là:

  • Nếu bên bán mà không bán cho bên mua thì sẽ bị phạt bằng 100% giá trị tiền đã nhận cọc.
  • Nếu bên mua không thực hiện mua thì sẽ bị mất tiền đặt cọc này cho bên bán.

Ví dụ: Ông B nhận 200 triệu tiền đặt cọc để một mảnh đất của mình cho ông A. Nếu khi đến thời hạn ký hợp đồng ông B lại không muốn bán nữa thì ông B phải trả cho ông A 400 triệu (trong đó 200 triệu tiền đặt cọc và 200 triệu tiền phạt cọc). Nếu đã đến thời hạn ký kết hợp đồng chuyển nhượng tại văn phòng công chứng mà ông A không muốn mua mảnh đất nữa thì ông A mất 200 triệu tiền đặt cọc cho ông B.

Hợp đồng đặt cọc mua đất

– Thời hạn của hợp đồng đặt cọc phải được quy định rõ ràng: Các bên cần xác định rõ ràng bao lâu thì sẽ kết thúc thời hạn hợp đồng đặt cọc này để tiến hành ký kết hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Những quy định về các khoảng thời gian phải rõ ràng, cụ thể. Cụ thể, hợp đồng phải trình bày chi tiết  những mốc thời gian cuối cùng mà các bên thực hiện công việc chuyển giao quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các tài sản trên đất.

Ví dụ: Hợp đồng đặt cọc có thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ký kết. Hợp đồng có thể gia hạn 01 lần nhưng không được phép quá 10 ngày làm việc.

– Chủ thể nhận đặt cọc phải là người có quyền hợp pháp với tài sản: Đây là điều khá quan trọng vì việc đồng sở hữu tài sản khá phổ biến ở nước ta.

Ví dụ cụ thể: Khi tiến hành mua một mảnh đất mà trên mảnh đất ấy có tên của hai vợ chồng thì cần tiến hành ký hợp đồng đặt cọc với cả vợ và chồng. Điều này sẽ giúp hợp đồng tránh bị vô hiệu một phần khi mà người kia (người đã không ký vào hợp đồng đặt cọc) không đồng ý bán nhà đất.

– Sau khi đã ký hợp đồng thì người mua nên chuyển khoản tiền đặt cọc vào tài khoản của người nhận đặt cọc. Nếu không thì phải ký kết biên bản giao nhận tiền hoặc yêu cầu bên nhận đặt cọc viết tay vào cuối hợp đồng là: Tôi đã được nhận đủ số tiền đặt cọc theo hợp đồng và ký tên rõ ràng.

Như vậy, bài viết trên đây đã cập nhật và trình bày chi tiết các mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất mới nhất năm 2023. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến số hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc website https://vinaland.co. Vinaland luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn về lĩnh vực bất động sản.