Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thuộc loại hợp đồng dân sự. Bên sử dụng đất sẽ dùng quyền lợi của mình thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự mà đã được bộ luật dân sự và pháp luật đất đai quy định các điều kiện, nội dung và hình thức. Vậy, chi tiết hợp đồng thế chấp sử dụng đất là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của VINA Land để biết được đáp án chính xác.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có khái niệm gì?
Trong các hợp đồng dân sự, nghĩa vụ đã thỏa thuận đều phải thực hiện bởi mỗi bên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải tất cả các nghĩa vụ nào đều được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Pháp luật cũng cho phép người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn. Việc vay vốn này phải nhằm phục vụ sản xuất hay đáp ứng nhu cầu chính đáng của người lao động.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ có huy hiệu lực khi thỏa thuận giữa hai bên được thực hiện. Theo đó, bên sử dụng đất hay bên thế chấp dùng quyền sử dụng đất của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp. Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp như thỏa thuận.
Người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất dễ dàng. Từ đó tạo cơ sở pháp lý và thực tế cho ngân hàng và tổ chức tín dụng, người cho vay khác được thực hiện chức năng và bảo vệ quyền lợi của mình.
Thế chấp quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự được đảm bảo. Vì quyền sử dụng đất chỉ xử lý nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nếu bên thế chấp quyền sử dụng đất không thực hiện. Hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong quan hệ hợp đồng.
Nội dung được trình bày trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là gì?
Hiện nay, mẫu Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do đó, các bên có thể tự soạn hợp đồng nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:

- Thông tin cơ bản của các bên thế chấp: Họ tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ,…;
- Thông tin thửa đất thế chấp: Số thửa đất, số tờ bản đồ, loại đất, hình thức sử dụng, địa chỉ thửa đất,…
- Thời hạn thế chấp: Được thỏa thuận giữa hai bên hay đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp;
- Quyền và nghĩa vụ trách nhiệm phải thực hiện của các bên;
- Đăng ký thế chấp và nộp lệ phí: Mục này sẽ quy định rõ đối tượng có trách nhiệm, những khoản phí, lệ phí nào phải nộp,…
- Xử lý tài sản thế chấp: Số tiền từ việc xử lý tài sản thế chấp sẽ được thanh toán theo thứ tự các đối tượng như thế nào;
- Hiệu lực hợp đồng và thời hạn chấm dứt;
- Giải quyết tranh chấp với giải pháp như thế nào?;
- Các điều khoản bảo mật hay bất khả kháng;
- Các thỏa thuận khác phù hợp và tuân theo đúng quy định của pháp luật.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được áp dụng cho những đối tượng nào?
Thế chấp quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất.

Thế chấp quyền sử dụng đất có những đặc điểm riêng biệt so với các hình thức chuyển quyền sử dụng đất khác. Trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì người thế chấp vẫn trực tiếp sử dụng đất. Đồng thời có thể khai thác đất đai để phục vụ sản xuất, thu hoạch sản phẩm. Điều này sẽ không áp dụng vào trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc vào tài sản thế chấp.
Tuy nhiên, quyền sử dụng đất đã thế chấp của người thế chấp trong việc chuyển quyền sử dụng đất sẽ bị hạn chế. Họ không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng hay cho thuê quyền sử dụng đất đã thế chấp. Điều này chỉ được thực hiện ngoại trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.
Việc chuyển quyền và nghĩa vụ thế chấp quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo nghĩa vụ ở chỗ. Khi nghĩa vụ không được thực hiện bởi người thế chấp thì người nhận thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất. Mục đích của việc này là nhằm thu hồi cả vốn lẫn lãi. Trong trường hợp này, toàn bộ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất sẽ tương tự như trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất sẽ chuyển quyền sử dụng đất đai cho người sử dụng đất khác.
Quy trình làm hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cơ bản
Quy trình làm hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được pháp luật quy định tương đối đơn giản. Nó vô cùng dễ thực hiện với các bước như sau:

- Thứ nhất, trên cơ sở hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, bên thế chấp công chứng, chứng thực hợp đồng hay xác nhận theo quy định pháp luật. Sau đó nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Trong trường hợp bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại UBND xã. Đây là nơi có đất để chuyển lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Có trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được ký kết trước hay cùng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. Lúc này sẽ nộp hồ sơ đăng ký thế chấp không quá 5 ngày làm việc. Thời hạn này được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng.
- Thứ hai, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành đăng ký thế chấp vào hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó sẽ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp vào ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì sẽ hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Nếu phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì sẽ không quá 3 ngày làm việc.
- Thứ ba, bên thế chấp gửi hồ sơ đến nơi đã đăng ký thế chấp xin xoá đăng ký thế chấp sau khi chấm dứt hợp đồng. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ của bên thế chấp. Sau đó thực hiện xóa đăng ký thế chấp ở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì sẽ hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Nếu phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì sẽ không quá 3 ngày làm việc.

Thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường vô cùng cụ thể. Nó đã hướng dẫn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất với quy định, trình tự, thủ tục và hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất rất rõ ràng.
Lời kết
Tất tần tật toàn bộ thông tin về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là gì chắc hẳn đã giúp bạn có được cái nhìn khách quan về loại hợp đồng này. Hãy truy cập vào trang web của VINA Land để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm: