Theo quan niệm của ông bà xưa, lễ nhập trạch là nghi lễ vô cùng quan trọng khi bạn chuẩn bị chuyển sang nhà mới. Vì khi làm lễ cúng vào nhà mới là cách giúp bạn thông báo với tổ tiên, thần linh, thổ địa cai quản khu vực đó biết và phù hộ, bảo vệ gia chủ. Vì vậy, hãy cùng Vinaland tìm hiểu lễ nhập trạch gồm những gì và cách chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch ngay sau đây.
Lễ nhập trạch là nghi lễ quan trọng khi vào nhà mới
I. Lễ nhập trạch gồm những gì?
1. Xem ngày tốt chuyển nhà
Lễ nhập trạch vào nhà mới tuy không cần tổ chức long trọng nhưng cũng không vì vậy mà tổ chức tùy tiện, sơ sài, ngày nào cũng được. Ngày nhập trạch cần phải được gia chủ chọn lựa cẩn thận.
Khi chọn ngày nhập trạch, bạn cần dựa vào hai yếu tố: một là ngày đó có hợp với gia chủ hay không, còn hai là hôm đó có phải ngày đẹp hay không. Ngày thích hợp nhất chính là ngày đáp ứng được cả hai tiêu chí trên.
Hiện tại có 5 cách xem ngày tốt chuyển nhà, bao gồm:
- Xem ngày nhập trạch theo tuổi.
- Xem ngày tốt nhập trạch dựa vào cung hoàng đạo.
- Xem ngày tốt chuyển nhà dựa vào thuyết ngũ hành.
- Ngày tốt nhập trạch dựa vào hướng nhà.
- Loại bỏ ngày xấu để chọn ngày nhập trạch.
2. Mâm lễ cúng nhập trạch
Mâm cúng lễ nhập trạch gồm ngũ quả, hương hoa và mâm cơm cúng
Theo thông lệ, mâm lễ cúng nhập trạch nhà gồm có ba phần: ngũ quả, hương hoa và mâm cơm cúng. Ba món chính này có thể được bày biện trên cùng một mâm lớn hoặc chia ra từng mâm nhỏ. Tùy vào điều kiện của gia chủ mà mâm cúng có thể thịnh soạn hoặc đơn giản.
Mâm cúng lớn hay nhỏ không quan trọng, quan trọng là ở tấm lòng thành của người chuẩn bị. Theo phong tục từ xưa đến nay, không có việc mâm cúng to sẽ được phù hộ nhiều hơn và ngược lại. Bởi vậy, tùy thuộc vào điều kiện tài chính của từng nhà mà gia chủ có thể linh hoạt lựa chọn lễ vật cúng miễn sao đầy đủ ba phần kể trên là được.
- Ngũ quả: mâm ngũ quả thường sẽ gồm 5 loại trái cây tươi theo mùa. Bạn cũng có thể thêm bớt ít hơn hoặc nhiều hơn vẫn được, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt là được.
- Hương hoa: cần có 1 bình hoa tươi để cúng nhà mới (hoa có thể đa dạng nhiều loại như hồng, ly, cúc). Ngoài ra còn cần phải có nhang,trầu cau,đèn cầy, cặp vàng mã, 3 hũ nhỏ dùng đựng gạo, muối và nước.
- Mâm cơm cúng nhập trạch: tùy theo quan niệm thờ cúng của từng gia đình mà bạn chọn cúng cơm chay hay cơm mặn.
- Nếu gia chủ chọn cúng cơm mặn thì phải kèm theo bộ tam sên (gồm có 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), thịt lợn quay hoặc gà luộc , xôi hoặc cháo cháo cùng một vài món mặn khác.
- Nếu bạn chọn cúng bằng cơm chay thì có thể chọn các món như canh, kho, xào, xôi, chè, bánh kẹo,…
Bên cần đó, cần lưu ý trên mâm cúng nhập trạch không thể thiếu 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc.
3. Lễ vật cúng nhập trạch
Gia chủ khi vào nhà mới cũng cần phải lưu ý chuẩn bị lễ cúng nhập trạch
Ngoài mâm cơm nhập trạch, gia chủ còn cần phải chuẩn bị thêm lễ cúng nhập trạch. Lễ cúng nhập trạch bao gồm:
- Bếp than đặt ở giữa cửa chính
- Chiếu (hoặc thảm) để trải ra làm nơi khấn vái
- Ấm siêu tốc
- Nồi cơm điện
- Các dụng cụ lau rửa, dọn dẹp nhà cửa
- Bàn thờ đẹp cùng các đồ thờ
Là một phần không thể thiếu của thủ tục nhập trạch, mỗi người khi bước vào nhà đều phải cầm trên tay một vật may mắn chẳng hạn như vàng, tiền, gạo, muối, chổi mới, bếp đầu, nước…
4. Văn khấn nhập trạch nhà mới
Văn khấn nhập trạch nhà mới gồm có 2 phần đó là văn khấn thần linh và gia tiên. Khi cúng, trước tiên, gia chủ nên đọc bài văn khấn thần linh rồi sau đó mới đến văn khấn gia tiên.
Trong lúc khấn vái, bạn cần tròn vành rõ chữ và đọc một cách thành tâm để được ơn trên phù hộ. Bài văn khấn được xem như một lời xin phép để gia chủ có thể dọn về nhà mới, và sinh sống hạnh phúc, yên ổn.
II. Lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
1. Chuẩn bị lễ cúng nhập trạch nhà mới
- Trước khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần đốt lò than và đặt nó ở giữa cửa trước. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể tranh thủ thời gian khi xe tải chở hàng hóa đến nhà mới thì bạn hãy đến trước và đốt lò than.
- Khi xe vừa đến, bạn hãy sắp xếp mâm lễ cúng nhập trạch đàng hoàng, ngay ngắn. Bạn nên chuẩn bị mọi thứ để tiến hành buổi lễ nhập trạch đúng giờ.
- Chủ nhà, trụ cột của gia đình, là người đi qua lò than đầu tiên. Người đàn ông cần bước chân trái đầu tiên, sau đó mới đến chân phải và trên tay còn cầm theo bát hương. Những người khác thì đi sau và mang theo bài vị gia tiên cùng những vật quan trọng khác trên bàn thờ.
- Từng người khác trong gia đình sẽ lần lượt bước qua lò than. Lưu ý, mỗi người trên tay đều phải cầm một vật dụng may mắn chứ không nên đi tay không.
- Khi bước chân vào nhà, việc đầu tiên cần làm là bật tất cả đèn điện và mở mọi cửa chính lẫn cửa sổ. Việc này giúp ngôi nhà được khai thông khí.
- Sau đó, một số thành viên trong gia đình sẽ bày trí bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần Tài Thổ Địa (nếu có) sao cho đẹp mắt. Những người còn lại sẽ tiến hành chuẩn bị mâm cúng ở giữa nhà. Lưu ý, mâm lễ cúng nhập trạch phải hướng về phía hợp tuổi của chủ nhà.
- Tiếp theo, bạn bật bếp nấu nước pha trà và nước sôi trên bếp từ 5 – 7 phút. Việc nấu nước này mang ý nghĩa khai hỏa, tạo sinh khí mới cho ngôi nhà.
2. Trọng tâm lễ cúng nhập trạch về nhà mới
- Cử người đại diện thắp nén nhang và đọc văn khấn nhập trạch vào nhà mới. Những người còn lại đứng nghiêm trang phía sau người đại diện và chắp tay thành khấn.
- Đọc văn khấn to rõ, bạn nên đọc văn khấn thần linh trước rồi mới tới văn khấn gia tiên.
- Sau khi đọc xong văn khấn, người đại diện sẽ đốt vàng mã. Đợi đến khi tất cả cháy hết sẽ dùng rượu rưới vào tàn tro.
- Mọi người trong gia đình hạ lễ và cùng dùng bữa như các lễ bình thường khác.
- 3 hũ muối, gạo, nước nên được giữ lại và đặt trên bàn thờ vì đây là biểu tượng cho sự no đủ.
- Lúc này, lễ cúng nhập trạch xem như đã hoàn tất. Do đó, gia chủ có thể mang toàn bộ đồ đạc vào nhà và bố trí theo ý muốn.
Trên đây, Vinaland đã giới thiệu đến bạn lễ nhập trạch gồm những gì và cách cúng lễ nhập trạch đúng theo thông lệ. Chúc bạn có thể tổ chức một buổi lễ nhập trạch thành công và có được cuộc sống viên mãn, thành đạt ở nhà mới.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nhà ở hay lễ nhập trạch, bạn đọc có thể liên hệ với Vinaland thông qua hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc truy cập vinaland.co để được tư vấn nhanh nhất.