Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất hiện nay 2022

Xin giấy phép xây dựng là thủ tục bắt buộc và quan trọng trước khi xây dựng nhà ở hay một công trình nào đó. Vậy lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là bao nhiêu? Bạn cần phải chuẩn bị các thủ tục và hồ sơ như thế nào? Nội dung dưới đây Vinaland sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những vấn đề này cho bạn.

lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở

1. Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Xin giấy phép xây dựng là thủ tục hành chính bắt buộc phải làm trước khi xây dựng nhà ở. Khi xin giấy phép xây dựng, cùng với hồ sơ cần thiết thì các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với nhà ở bao gồm:

  • Lệ phí để xin giấy phép xây dựng các công trình khác;
  • Lệ phí để xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Các trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng khác.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng được quy định tại thông tư 02/2014/TT-BTC hiện nay đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản khác thay thế. Trên thực tế, lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở còn cộng thêm những khoản chi phí khác như: công thẩm định, kiểm tra, …

lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở

  • Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới đối với các trường hợp:

Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ của người dân là 50.000 đồng/giấy phép.

Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới đối với các công trình khác là 100.000 đồng/giấy phép.

  • Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng là 10.000 đồng/giấy phép.

Bạn có thể tham khảo biểu mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng ở một số tỉnh thành phố tiêu biểu như:

  • Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ của người dân: Hà Nội là 75.000 đồng/giấy phép; Thành phố Hồ Chí Minh là 50.000 đồng/giấy phép; TP. Đà Nẵng là 50.000 đồng/giấy phép, Hải Phòng là 50.000 đồng/giấy phép.
  • Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng: Hà Nội là 15.000 đồng/giấy phép; Hải Phòng là 10.000 đồng/giấy phép.
  • Lệ phí xin giấy phép xây dựng mới các công trình khác: Hà Nội là 150.000 đồng/giấy phép; Hải Phòng là 100.000 đồng/giấy phép.

Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2022

2. Hướng dẫn làm thủ tục khi xin cấp giấy phép xây dựng

lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở

  • Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng như sau:

Đầu tiên, chủ đầu tư nộp trực tiếp một bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Sau đó, cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng theo quy định, cơ quan sẽ ghi giấy biên nhận. Nếu hồ sơ không đáp ứng theo quy định, chủ đầu tư sẽ được hướng dẫn để hoàn thiện lại bộ hồ sơ.

Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ sẽ xem xét và kiểm tra thực địa (nếu cần).

Dựa theo quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình được ghi trong hồ sơ, cơ quan cấp phép xây dựng sẽ đối chiếu lại với các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng và gửi văn bản xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công trình xây dựng.

  • Thời hạn để cấp giấy phép xây dựng nhà ở:

Thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh và giấy phép di dời.

Thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 

Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Đối với nhà ở nông thôn.

Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở.

  • Cuối cùng, nhận kết quả và nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở:

Dựa theo thời gian được ghi rõ trong giấy biên nhận, chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ, sau khi nhận kết quả sẽ nộp lệ phí theo quy định. Giấy phép xây dựng sẽ kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời.

3. Hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép xây dựng bao gồm những gì?

lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở

  • Một tờ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
  • Bản sao có chứng thực đối với các giấy tờ liên quan tới Quyền sử dụng đất như sau:
  • Giấy tờ (giấy chứng nhận) về Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; 
  • Giấy tờ (giấy chứng nhận) về Quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp chủ sở hữu công trình muốn ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; 
  • Đối với công trình ngầm đô thị: giấy tờ Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền; 
  • Giấy tờ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy tờ Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Kèm theo 02 bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức hay cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.
  • Bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình: Trường hợp không thuộc sở hữu của chủ đầu tư nhưng vẫn lắp đặt thiết bị, kết cấu khác vào công trình đã xây dựng.
  • Giấy tờ Quyết định phê duyệt dự án, kèm theo 1 Văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, 1 Văn bản về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Xem thêm: Kí gửi là gì? Tìm hiểu về ký gửi trong bất động sản mới nhất 2022

4. Miễn xin giấy phép xây dựng nhà ở đối với những trường hợp nào?

lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở

  • Đối với các công trình bí mật của nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp và công trình trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
  • Đối với các công trình dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư.
  • Đối với các công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
  • Đối với các công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng hợp với quy hoạch xây dựng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận về hướng tuyến công trình đó.
  • Đối với các công trình xây dựng thuộc dự án của khu công nghiệp, khu chế xuất hay khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô không quá 7 tầng và tổng diện tích sàn không quá 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đối với các công trình cải tạo, sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong công trình nhưng không thay đổi công năng sử dụng, không thay đổi kết cấu chịu lực, không làm ảnh hưởng tới môi trường và an toàn công trình.
  • Đối với các công trình sửa chữa và cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
  • Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt, chỉ yêu cầu lập báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực.

Trên đây, là toàn bộ thông tin về lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ởVinaland đã tổng hợp. Hy vọng có thể giúp cho bạn giải đáp được hết những thắc mắc của mình về các vấn đề liên quan đến lệ phí, thủ tục và hồ sơ xin giấy phép xây dựng.