Ngày nay khi nhu cầu nhà ở ngày càng tăng thì vấn đề chuyển đổi lên thổ cư cũng được nhiều người quan tâm. Vậy, chi phí lên thổ cư bao nhiêu tiền? Cần điều kiện gì để lên đất thổ cư? Một số lưu ý cần biết khi lên đất thổ cư? Để trả lời các câu hỏi trên thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vinaland.
I. Lên thổ cư bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất 2023
Bạn muốn biết chi phí lên thổ cư hết bao nhiêu theo quy định thì cùng đọc tiếp bài viết nhé!
1. Tiền sử dụng đất
Đối với cá nhân và hộ gia đình thì có cách tính:
Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở
Theo Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:
“Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Theo điều khoản trên sẽ có 2 trường hợp nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.
– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.
Công thức tính:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Công thức tính:
Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)
Đối với trường hợp đất chuyển nhượng hợp pháp thì dựa theo nguồn gốc đất để thu tiền sử dụng đất:
– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
Lưu ý: Số tiền cụ thể sẽ được bộ phận liên quan tính toán và thông báo cho người sử dụng đất. Nên bạn chỉ cần xem xét, đối chiếu cho đúng là được.
2. Lệ phí trước bạ
Đối tượng phải nộp: Là các đối tượng được cấp Giấy chứng nhận mà miễn lệ phí trước bạ nhưng UBND huyện, tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.
Cách tính lệ phí trước bạ:
Theo điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 20/2019//NĐ-CP lệ phí trước bạ được tính bằng:
Lệ phí trước bạ = (Giá đất theo quy định x Diện tích) x 0.5%
3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
Đối tượng áp dụng: Chỉ nộp khi Giấy chứng nhận mới được cấp. (bìa sổ mới)
Mức nộp: Thông thường đều dưới 100.000VNĐ/giấy.
4. Phí thẩm định hồ sơ
Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về phí thẩm định hồ sơ như sau:
“i) Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật”.
Người dân cần biết thêm một số lưu ý sau:
- Có một số tỉnh thành sẽ không tính phí.
- Phí này ở các tỉnh khác nhau sẽ khác nhau.
II. Lên đất thổ cư cần điều kiện gì?
- Đây là loại đất thuộc đất phi nông nghiệp và được phép xây dựng các công trình phục vụ nhà ở.
- Không phải loại đất nông nghiệp nào cũng được chuyển lên đất thổ cư.
- Tùy theo tình hình cụ thể của mỗi địa phương sẽ có phương hướng chuyển đổi đất khác nhau.
Bạn cũng cần chú ý một số điều kiện dưới đây khi muốn lên đất thổ cư:
- Mảnh đất còn thời hạn sử dụng và không có tranh chấp
- Sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai
- Quyền sử dụng đất không phải thuộc diện kê biên
Trên đây thông tin về lệ phí lên đất thổ cư mà Vinaland muốn gửi đến bạn. Để biết thêm nhiều thông tin về bất động sản hay nhà đất thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0907 138 283 – 0898 136 333 hoặc truy cập vào Website vinaland.co để viết thêm thông tin chi tiết.