Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn, mới nhất 2023

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động xây dựng là văn bản bắt buộc để tiến hành chấm dứt hợp đồng theo quy định của Nhà nước. Mẫu này được xây dựng dựa trên căn cứ của Bộ luật ban hành và những hợp đồng thi công có liên quan. Vậy soạn thảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Vinaland sẽ thông tin mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất và mới nhất 2023 để bạn tham khảo.

Mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng là văn bản bắt buộc để tiến hành chấm dứt hợp đồng theo quy định của Pháp luật
Mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng là văn bản bắt buộc để tiến hành chấm dứt hợp đồng theo quy định của Pháp luật

I. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?

1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là sự xác nhận, ký tên của hai bên nhằm ghi nhận việc hoàn thành hợp đồng. Bên cạnh đó, hiệu lực của hợp đồng tiến hành nghiệm thu các hạng mục công việc và nghĩa vụ thanh toán hoặc xuất hóa đơn tài chính theo đúng quy định hiện hành.

2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng được trình bày qua hợp đồng thi công sau khi hoàn thành những thỏa thuận, giao dịch xây lắp các công trình, nhà xưởng,…Văn bản là bằng chứng ghi nhận hoàn tất mọi vấn đề về quyền, lợi ích của hai bên.

Mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng là sự xác nhận, ký tên của hai bên liên quan
Mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng là sự xác nhận, ký tên của hai bên liên quan

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng được xây dựng trong các trường hợp dưới đây theo quy định hiện hành của Pháp luật:

– Trường hợp 1: Hợp đồng bị hủy bỏ/chấm dứt căn cứ theo Điều 17 và Điều 18 Thông tư 09/2016/TT-BXD về hướng dẫn thi công xây dựng công trình (Tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng bởi bên nhận thầu/giao thầu).

– Trường hợp 2: Các bên đã hoàn thành các nội dung ghi trong hợp đồng

II. Thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng khi chưa hết hiệu lực 

Căn cứ theo Điều 65 Luật Đất Đai năm 2013 về việc “thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo Pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người” được thể hiện như sau:

  1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người gồm:

       a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

      b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

      c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

      d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

      đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

      e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người. 

2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây

       a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

       b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

      c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

      d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

      đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.

III. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng theo quy định

Thời hạn thanh lý hợp đồng được xây dựng theo nguyên tắc chung và thỏa thuận của hai bên, tuy nhiên không được thanh lý hợp đồng quá 56 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, ngoại trừ cả hai bên có thỏa thuận khác.

Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng theo nguyên tắc chung và do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá 56 ngày
Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng theo nguyên tắc chung và do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá 56 ngày

Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng theo nguyên tắc chung và do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá 56 ngày

Ngoài thời gian này nếu một bên ký kết hợp đồng không thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng, một bên còn lại sẽ được toàn quyền thanh lý. Tuy nhiên sẽ có 2 trường hợp ngoại lệ dưới đây:

– Công trình, nhà xưởng,.. được xây dựng có quy mô lớn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

– Theo căn cứ tại Khoản 2 Điều 145 Luật xây dựng 2014, thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng vốn nhà nước là 45 ngày kể từ khi các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng/hợp đồng bị chấm dứt.

IV. Một số lưu ý khi soạn thảo mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng

Khi soạn thảo mẫu thanh lý hợp đồng xây dựng cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo đúng nội dung và tính pháp lý của văn bản:

– Thanh lý hợp đồng thi công xây dựng cần căn cứ theo hợp đồng xây dựng đã ký trước đó để có thể xác định mức độ hoàn thành công việc sau khi hết thời hạn.

– Người có thẩm quyền là người đại diện ký biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng.

– Những lưu ý của hai bên về bàn giao, nghĩa vụ thanh toán như thế nào phải được quyết toán tại thời điểm ký biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng. Từ đó, các bên tự nguyện thỏa thuận rồi đi đến thống nhất những nội dung và điều khoản trong hợp đồng.

– Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng có thể được công chứng.

V. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất và mới nhất 2023

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất và mới nhất 2023 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất và mới nhất 2023

Mẫu biên bản thanh lý được xây dựng dựa trên căn cứ của Bộ luật hiện hành và những hợp đồng thi công có liên quan. Đây là biên bản không thể thiếu để khi hai bên tiến hành chấm dứt hợp đồng. Trong hợp đồng cần có đầy đủ những nội dung sau: Thông tin đại diện bên A (bên thuê) và đại diện bên B (bên thi công), thời gian, địa điểm thanh toán hợp đồng thi công.

Biên bản thanh lý thi công hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày ký kết, đồng nghĩa với việc hợp đồng thi công đã ký trước đó không còn giá trị. Biên bản sẽ được in thành 02 bản có giá trị như nhau và mỗi bên nắm giữ một bản.

Như vậy, bài viết trên đây của Vinaland đã thông tin tới bạn mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chuẩn nhất và mới nhất 2023. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn các dịch vụ pháp lý và các giao dịch bất động sản, hãy liên hệ tới số hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc đến trực tiếp tại 69E – Đường Trương Vĩnh Nguyên – P. Thường Thạnh – Q Cái Răng – Cần Thơ để được hỗ trợ tận tình nhất.