Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau. Trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận thì nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Nhằm giúp cho quá trình soạn thảo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra dễ dàng hơn, Vinaland sẽ chia sẻ đến bạn mẫu đơn mới nhất trong bài viết sau đây.

I. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai cũng như tài sản gắn liền với đất mà bạn có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….ngày…..tháng….. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …

Họ và tên tôi là:………………………………………………………………………………..

Sinh năm: ……………………………………………………………………………………..

CMND/CCCD: ………………………………………………………………………………..

Ngày cấp:……………………………………. nơi cấp:……………………………………..

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………….

Nơi ở:…………………………………………………………………………………………..

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của  ông (bà):………………………………………………………….

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Đến nay, chúng tôi vẫn không thể thỏa thuận, hòa giải được với nhau để giải quyết việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì thế, (gia đình) tôi làm đơn này yêu cầu UBND xã (phường, thị trấn) …………….. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa chúng tôi đối với thửa đất số ….  Loại đất ………….hạng đất ………… địa chỉ ……………………………….

Những nội dung đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu có gửi kèm theo:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– …………… ……………………………

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(ký và ghi họ tên)

II. Hướng dẫn trình bày các nội dung trong đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Sau đây là hướng dẫn trình bày các nội dung thường có trong đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai:

    • Kính gửi: UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất tranh chấp.
    • Thông tin về người làm đơn: điền đầy đủ các thông tin cá nhân như họ và tên, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, CMND hoặc CCCD.
    • Tóm tắt về vụ việc tranh chấp như: diễn tả sự việc dẫn đến tranh chấp theo mốc thời gian cụ thể cũng như tranh chấp của 02 bên liên quan đến diện tích tranh chấp.
  • Các yêu cầu cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết:

Hiện nay, có nhiều loại tranh chấp đất đai khác nhau như: tranh chấp về ranh giới thửa đất; quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;… Do đó, khi làm đơn cần phải trình bày rõ yêu cầu, vấn đề cần được giải quyết.

Lưu ý: Trên thực tế, có các vụ tranh chấp di sản thừa kế là đất đai. Lúc này, đối tượng tranh chấp là di sản thừa kế, do đó phải áp dụng các quy định về pháp luật thừa kế để giải quyết (chia thừa kế).

  • Tài liệu đính kèm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đối với diện tích đất tranh chấp.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

III. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại đâu?

Cơ sở pháp lý: Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018.

Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018:

– Tự hòa giải hoặc nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên tranh chấp tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018:

– Tự hòa giải hoặc nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể lựa chọn một trong hai cách sau đây:

  • (1) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2018
  • (2) Khởi kiện tại TAND cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất cũng như những quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai. Hy vọng những kiến thức mà Vinaland cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn.