Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất 2023

Khi các tranh chấp về dân sự không thể hòa giải, thương lượng được nữa thì phải tiến hành khởi kiện để giải quyết các vấn đề. Bài viết dưới dây Vinaland sẽ hướng dẫn bạn cách điền mẫu đơn khởi kiện dân sự và các lưu ý quan trọng khi thực hiện kiện tụng.

I. Mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất – Mẫu số 23-DS (ban hành theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)

Thông thường mẫu đơn khởi kiện dân sự tối thiểu phải bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm khởi kiện.
  • Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc người kiện.
  • Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc người bị kiện.
  • Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc người có liên quan đến vụ kiện.
  • Ghi rõ vấn đề khởi kiện dân sự.
  • Ghi chính xác các tài liệu, chứng từ liên quan đến vụ kiện.

II. Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất hiện nay

Để đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS (ban hành theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP) được điền chính xác thì bạn cần xem thêm hướng dẫn sau:

(1) Địa điểm đơn khởi kiện

(2) Ghi tên tòa án giải quyết tranh chấp. Tên tòa án cần ghi rõ huyện, tỉnh, thành phố. (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk)

(3) Nếu đối tượng khởi kiện là cá nhân thì ghi tên cá nhân, là tổ chức thì ghi tên cơ quan tổ chức và người đại diện hợp pháp của tổ chức đó. Trường hợp, người khởi kiện nằm trong trường hợp đặc biệt, người chưa thành niên, người hạn chế (mất) năng lực hành vi,… ghi tên người đại diện hợp pháp của cá nhân đó.

(4) Ghi địa chỉ cư trú tại thời điểm đương sự nộp đơn.

(5), (7), (9), và (12) ghi như hướng dẫn tại điểm (3)

(6), (8), (10) và (13) ghi như hướng dẫn tại điểm (4)

(11) Ghi rõ ràng, cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa giải quyết.

(14) Ghi rõ tên và số thứ tự các tài liệu liên quan đến việc khởi kiện.

(15) Ghi các thông tin liên quan, cần thiết cho vụ kiện.

(16) Người khởi kiện ký tên.

Mẫu đơn khởi kiện dân sự

III. Một số lưu ý cần biết khi viết đơn khởi kiện dân sự

1. Nội dung và hình thức

  • Nội dung: Ghi rõ nội dung khởi kiện, vấn đề, người bị xâm phạm, thông tin liên quan các bên, nội dung bị xâm phạm, yêu cầu giải quyết những gì đối với từng đối tượng liên quan trong vụ kiện.
  • Hình thức: Đúng mẫu đơn khởi kiện theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Điền đầy đủ các thông tin trong đơn kèm theo các tài liệu liên quan chứng minh quyền lợi bị xâm phạm.
  • Đáp ứng đủ các điều kiện để có thể khởi kiện.

2. Người làm đơn

  • Người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện.
  • Người chưa thành niên, mất năng lực hành dân sự, không làm chủ được hành vi của mình thì có thể nhờ người đại diện hợp pháp làm đơn hoặc nhờ người khác làm hộ đơn kiện.
  • Người mù chữ, không viết được đơn khởi kiện, người khuyết tật nhìn, không thể ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác có đủ năng lực hành vi dân sự để làm và phải có người làm chứng ký giấy xác nhận vào đơn.
  • Nếu người khởi kiện là cơ quan tổ chức thì người khởi kiện phải là người đại diện hợp pháp của cơ quan tổ chức đó hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện.

Cơ sở pháp lý: Dựa theo khoản 2, 3 Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Mẫu đơn khởi kiện dân sự

Trên đây là bài viết về mẫu đơn khởi kiện dân sự mới nhất mà Vinaland muốn gửi đến bạn đọc. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết khác thì bạn có thể liên hệ qua hotline 0907 138 283 – 0898 136 333 hoặc truy cập vào Website vinaland.co.