Ngũ hành tương sinh là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của thuyết ngũ hành

Từ xa xưa, phong thủy luôn là một yếu tố tâm linh khiến con người rất mực tin tưởng. Họ cho rằng việc lý giải vận mệnh qua thuyết ngũ hành phong thủy sẽ giải đáp phần nào các hiện tượng tương lai của mình. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân chưa hiểu hết quy luật này. Nhằm đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin cần thiết, hãy cùng Vinaland lý giải ngũ hành tương sinh là gì qua bài viết dưới đây.

I. Ngũ hành tương sinh là gì?

Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách có thứ tự, thúc đẩy nhau cùng phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh lần lượt: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy và thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Ngũ hành bao gồm ba đặc tính quan trọng như sau: 

  • Lưu hành: Mọi vật chất đều tồn tại và chuyển động trong không gian, thời gian như việc lửa sẽ đốt cháy mọi thứ khi xuất hiện 
  • Luân chuyển: Mọi vật chất trong không gian vũ trụ đều chuyển động không ngừng, giống như con người được sinh ra và lớn dần theo thời gian 
  • Biến đổi: Mọi vật có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác để tồn tại liên tục như lửa mộc thành tro và mộc lớn lên bị cưa đổ để làm giấy. 
  1. Quy luật của ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc

ngu hanh tuong sinh la gi

Quy luật của ngũ hành tương sinh, tương khắc hợp với các mệnh 

1. Quy luật ngũ hành tương sinh

Theo phong thủy, tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy và hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Quy luật ngũ hành tương sinh gồm hai phương diện giống như mẫu và tử, là một quan hệ hai chiều tạo nên sự hợp tác, nương tựa nhau cùng tồn tại.

Nguyên lý theo quy luật ngũ hành tương sinh: 

  • Mộc sinh hỏa: Cây khô tạo ra lửa, Hỏa lấy Mộc dùng nguyên liệu đốt 
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi rồi vun đắp thành đất 
  • Thổ sinh Kim: Kim loại hay quặng hình thành từ trong đất 
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy với nhiệt độ cao sẽ tạo thành dung dịch ở dạng lỏng 
  • Thuỷ sinh Mộc: Nước giúp duy trì sự sống của cây 

2. Quy luật ngũ hành tương khắc 

Tương khắc nghĩa là sự áp chế, sát phạt và ngăn chặn sự sinh trưởng và phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng giúp cân bằng hệ vật chất nhưng nếu áp đặt quá sẽ làm muôn vật bị suy vong và hủy diệt. Quy luật ngũ hành tương khắc gồm hai mối quan hệ gọi là cái khắc nó và cái nó khắc.

Nguyên lý theo quy luật ngũ hành tương khắc: 

  • Thủy khắc Hỏa: Nước làm dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: Lửa lớn sẽ nung chảy được kim loại 
  • Kim khắc Mộc: Kim loại rèn thành dao và đục nhằm chặt đổ cây 
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến cho đất trở nên khô cằn 
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, làm cản trở được dòng chảy của nước.

III. Ứng dụng của quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc trong đời sống 

1. Ứng dụng của quy luật ngũ hành trong việc xem hướng nhà đất 

  • Mệnh Mộc thuận với các hướng: Đông, Nam và Đông Nam
  • Mệnh Kinh thuận với các hướng: Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam 
  • Mệnh Thủy hợp các hướng: Đông Nam, Bắc và Tây Bắc 
  • Mệnh Hỏa thuận theo hướng chính Nam
  • Mệnh Thổ hợp với hai hướng: Đông Bắc và Tây Nam. 

2. Chọn cây cảnh phong thủy theo quy luật ngũ hành 

  • Cây thuộc hành Kim bao gồm: Cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Ngọc Ngân,  cây Lan Ý hoặc bạn có thể chọn các loại cây thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim
  • Cây thuộc hành Thủy bao gồm các cây như Thường Xuân, Kim Tiền, Phát Tài… Hay các cây thuộc Kim cũng giúp mang đến tài lộc cho bạn 
  • Cây thuộc hành Hỏa bao gồm: Các cây thiên về sắc đỏ như cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây Vạn Lộc, cây đa búp đỏ… Và có thể dùng các cây thuộc Mộc cũng giúp làm tăng thêm tài lộc cho gia đình 
  • Cây thuộc hành Mộc bao gồm: Cây Ngọc Bích, cây Trường Sinh, cây Vạn Niên Thanh…Bạn có thể chọn các cây thuộc mệnh Thủy 
  • Cây thuộc hành Thổ như: Cây Trầu bà Đế vương vàng, cây Lan quân tử, cây Sen Đá nâu… Bạn có thể lựa chọn thêm các cây thuộc Hỏa vì Hỏa sinh Thổ. 

IV. Ứng dụng của quy luật ngũ hành trong việc chọn màu 

ngu hanh tuong sinh la gi

Bảng màu sắc phong thủy theo quy luật ngũ hành tương sinh 

Việc chọn màu sắc phù hợp với mệnh mình sẽ giúp bạn gặp nhiều đều may mắn và thuận lợi trong đời sống. Đối với màu sắc càng sáng thì “tính dương” càng cao, còn màu sắc tối thì “tính âm” càng lớn. Tính âm dương của màu sắc phong thủy biểu tượng như sau:  

  • Màu đỏ (tính dương mạnh nhất)
  • Màu vàng (tính dương mạnh)
  • Màu trắng (tính âm dương bằng nhau)
  • Màu xanh (tính âm nhẹ)
  • Màu đen (tính âm mạnh) 

Việc phân chia màu sắc theo quy luật ngũ hành như sau:

  • Màu đỏ hợp hành Hỏa
  • Màu vàng hợp hành Thổ 
  • Màu trắng hợp hành Kim
  • Màu xanh hợp hành Mộc
  • Màu đen hợp hành Thủy 

V. Ứng dụng quy luật ngũ hành trong việc đặt tên cho con cái 

  • Mệnh Kim: Những em bé mệnh Kim nên đặt tên dựa vào hành Kim hoặc hành Thổ nhằm mang lại nhiều may mắn và thuận lợi, không nên đặt tên theo hành Hỏa vì Hỏa khắc Kim 
  • Mệnh Mộc: Các em bé mệnh Mộc nên đặt thêm bản mệnh của hành Thủy và tránh hành Kim 
  • Mệnh Hỏa: Đặt tên con theo hành Mộc và tránh hành Thủy vì quy luật ngũ hành là Mộc sinh Hỏa, còn Thủy khắc Hỏa 
  • Mệnh Thổ: Cha mẹ đặt tên theo hành Thổ và hành Hỏa, cần tránh hành Mộc sẽ mang lại nhiều sự may mắn, thuận lợi cho trẻ và tránh được các vận xui rủi xay ra. 

VI. Ứng dụng quy luật ngũ hành trong việc trấn trạch

ngu hanh tuong sinh la gi

Ứng dụng quy luật ngũ hành tương sinh trong việc trấn trạch 

Ngày nay, việc trấn trạch phong thủy theo quy luật ngũ hành được ứng dụng nhiều như dùng cho biệt thự, chung cư, cơ quan hay công ty… Mục đích chính là kích hoạt năng lượng tốt, tiêu giải năng lượng xấu, chiêu tài hay nạp cát cho gia chủ và doanh nghiệp. Không phải công trình cũng cần trấn trạch nên thực hiện ở các góc xấu để hóa giải, có nơi chỉ cần trấn một hành trong ngũ hành nhưng có nơi phải trấn đến 2, 3 hoặc đủ cả 5 ngũ hành. 

Trên đây là một số thông tin về ngũ hành tương sinh mà Vinaland muốn chia sẽ đến bạn. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngũ hành vào đời sống một cách hợp lý và thuận lợi nhất.