Nhà phát mãi là gì? Có nên mua nhà phát mại của ngân hàng?

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đang phát mãi tài sản nhà đất và đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy nhà phát mãi là gì? Có nên mua lại nhà phát mãi từ phía ngân hàng hay không? Hãy cùng Vinaland tìm hiểu ngay ở bài viết nhà phát mãi là gì dưới đây.

1. Nhà phát mãi ngân hàng là gì?

Phát mãi tài sản là quá trình ngân hàng hoặc người cho vay thông báo và bán tài sản thế chấp đang cầm cố tại ngân hàng để trả số tiền vay khi người đi vay không có khả năng trả phí và thanh toán khoản nợ cho ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Mục đích của quá trình này là để trả các khoản nợ mà người đi vay không trả được.

Nhà phát mãi còn được gọi là nhà bị tịch biên thường là những ngôi nhà được chủ sở hữu mang ra thế chấp tài sản cho ngân hàng. Để được ngân hàng giải ngân vốn thì cần giao một tài sản tương đương với số tiền vay để đảm bảo trả nợ sau này và người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nếu người vay không trả được nợ thì ngân hàng sẽ thu giữ tài sản, phát mãi để thu hồi nợ.

Nhà phát mãi ngân hàng

2. Có nên mua nhà phát mại của ngân hàng không?

Mua nhà phát mãi ngân hàng được hiểu là việc người vay thế chấp chính bất động sản đó tại ngân hàng để được vay theo quy định. Khi đến hạn trả nợ cho ngân hàng mà người vay không có khả năng trả thì ngân hàng sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản và phát mại tài sản đã thế chấp trước đó để bù đắp cho khoản vay của người vay.

Thông thường thì giá những căn nhà phát mãi sẽ rẻ hơn giá thị trường nên rất nhiều nhà đầu tư cố gắng tìm mua lại để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, người mua cũng có khả năng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch bởi nhà phát mãi thường phát sinh nhiều vấn đề nhạy cảm.

Ngân hàng không phải là tổ chức chuyên về bất động sản, chính vì vậy họ chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn vay (thường dao động từ 70% – 80%). Do đó, các ngân hàng có xu hướng ưu tiên việc người nợ tự bán tài sản để trả nợ để tránh kiện tụng hay chi phí kiện tụng. Nếu không thành công thì ngân hàng sẽ làm thủ tục bán tài sản thế chấp và ra tòa giải quyết, thu giữ tài sản cũng như ủy quyền cho các công ty bán đấu giá tài sản thế chấp ra thị trường.

Nhà phát mãi ngân hàng

3. Rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà phát mãi ngân hàng

3.1. Rủi ro về mặt pháp lý

Trường hợp người mua làm việc trực tiếp với chủ sở hữu tức là đang giao dịch với người không sở hữu hoàn toàn nhà đất do ngân hàng đang nơi nắm giữ mọi giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, từ đó dẫn tới rủi ro pháp lý về mặt bất động sản. Vì vậy, nếu bạn không biết tình trạng pháp lý của ngôi nhà, bạn không nên mạo hiểm chi tiền.

3.2. Thủ tục phức tạp

Mua bán bất động sản phát mãi khá phức tạp bởi sẽ phải có sự tham gia của 3 bên đó là người mua nhà, chủ sở hữu tài sản và ngân hàng. Do đó, quá trình hoàn thành giao dịch sẽ phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn. Thêm vào đó, sự phức tạp của các mối quan hệ luôn là nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh như chủ nhà không chịu bàn giao tài sản.

3.3. Chủ sở hữu tài sản không hợp tác

Nhiều trường hợp bên mua đã hoàn tất thủ tục mua bán với ngân hàng nhưng chủ sở hữu cũ không hợp tác và không bàn giao tài sản. Việc này sẽ tốn khá nhiều thời gian bởi người mua phải chờ trung tâm đấu giá yêu cầu cơ quan thi hành án tham gia cưỡng chế chủ sở hữu bàn giao và sẽ phát sinh thêm chi phí nhất định.

3.4. Kiện cáo, khiếu nại

Dù tài sản phát mãi được ba đơn vị có thẩm quyền giám sát, nhưng người mua vẫn có thể gặp rủi ro nếu chủ sở hữu không hài lòng về mức giá bán tài sản vì cho rằng giá bất động sản bán ra thấp hơn giá trên thị trường và làm đơn khiếu nại cơ quan tổ chức bán đấu giá. Trường hợp cơ quan bán đấu giá có sai sót như không thông báo cho người bị thi hành án cùng tham gia phiên đấu giá thì cũng có thể bị chủ sở hữu khiếu nại, kiện cáo.

3.5. Có thể bị huỷ kết quả đấu giá tài sản

Một vài trường hợp hiếm hoi, kết quả của cuộc đấu giá thế chấp có thể bị hủy bỏ. Ví dụ như do vi phạm quy định dẫn đến việc tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá hoặc có sự thông đồng, móc nối giữa các bên tham gia đấu giá dẫn đến việc tài sản bị rớt giá.

Nhà phát mãi ngân hàng

4. Lưu ý cần biết khi mua nhà phát mãi ngân hàng

4.1. Cần tìm hiểu kỹ thông tin tài sản từ nguồn chính thống

Người mua nhà đất phát mãi (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp) nên tìm hiểu kỹ các thông tin như lý do bất động sản bị phát mãi, tài sản có nằm trong diện quy hoạch không, pháp lý có rõ ràng hay chủ sở hữu có chấp thuận bàn giao lại tài sản không,… để tránh những phát sinh không đáng có sau khi đấu giá thành công.

4.2. Tìm danh sách nhà đất phát mãi ở địa chỉ uy tín

Người mua cần tìm hiểu và tham khảo danh sách nhà phát mãi được rao bán từ các công ty bất động sản uy tín, được các ngân hàng ký gửi để bán và danh sách này cũng nên được cập nhật thường xuyên để tránh rủi ro. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thêm các thông tin trên trang web của ngân hàng.

4.3. Nên lựa chọn phương thức thanh toán an toàn

Nếu bạn có ý định mua nhà đất do ngân hàng phát mãi, khi thanh toán nên chọn phương thức thanh toán 3 bên tại ngân hàng thay vì thanh toán trực tiếp với chủ sở hữu bất động sản cũ. Điều này giúp tránh khỏi những rủi ro khi thanh toán vì tính phức tạp của mối quan hệ cũng như rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào.

Nhà phát mãi ngân hàng

Hy vọng những thông tin Vinaland đưa ra về nhà phát mãi, những rủi ro và lưu ý khi mua nhà phát mãi ở bài viết trên có thể giúp bạn có thêm những kiến thức để có thể đưa ra lựa chọn có nên mua nhà phát mãi hay không. Để được biết thêm thông tin về nhà phát mãi là gì, bạn có thể liên hệ tới số Hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc trang web chính thức của Vinaland để được hỗ trợ và tư vấn 24/7.