Trong vay vốn, cá nhân hay tổ chức không chỉ quan tâm đến việc liệu họ có thể vay được tiền hay không mà còn lưu ý đến vấn đề các khoản vay bị nợ quá hạn. Đây là tình trạng mà bên vay hay cho vay đều không mong muốn bị vướng vào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về nợ quá hạn dựa trên những quy định hiện hành.
1. Giới thiệu về nợ quá hạn
Khi vay tiền tại ngân hàng hay công ty tài chính, điều mà bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng cần phải lưu ý chính là lịch trả nợ. Có thể vì một số lý do nào đó, người vay tiền sẽ bị chậm trễ lịch đóng tiền nên dẫn đến nợ quá hạn. Nợ quá hạn là tình trạng nhiều bên vay thường gặp phải. Khi đó, bên cho vay sẽ có những quy chế xử lý riêng để thu hồi nợ.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công.
– Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
2. Nợ quá hạn là gì?
Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Căn cứ theo Điều 20 của Thông tư này về nợ quá hạn như sau:
- Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.
3. Cách thức phân chia nợ quá hạn
Có 2 trường hợp nợ quá hạn như sau:
- Vay thế chấp (Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo): là khoản nợ mà người đi vay thế chấp (nhà cửa, bất động sản, vàng,…) nhưng không thể trả được nợ và gốc khi đến hạn. Trong trường này, ngân hàng tuy chưa lấy lại được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại số tiền đã cho vay bằng tài sản thế chấp.
- Vay tín chấp (Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo): là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa thể trả được nợ và gốc khi đến hạn. Khi cho vay theo cách này, ngân hàng sẽ có nguy cơ mất trắng vì không thể thu hồi tiền gốc.
4. Nợ quá hạn sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Tùy thuộc vào thời gian trễ hạn, khách hàng sẽ bị đưa vào những nhóm nợ xấu dưới đây:
- Nợ nhóm 1: nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nợ nhóm 2: nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày
- Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày
- Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày
- Nợ nhóm 5: nợ quá hạn từ trên 180 ngày
5. Làm sao để có thể xóa được nợ quá hạn?
Khi nợ quá hạn bị chuyển thành nợ xấu và lưu trữ trên trang thông tin tín dụng CIC, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn sau này. Để có thể được các ngân hàng xem xét hỗ trợ trong những lần vay vốn tiếp theo, khách hàng phải thực hiện xóa nợ quá hạn, nợ xấu theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nhóm nợ bằng một trong những cách sau:
- Kiểm tra CIC online
- Kiểm CIC trực tiếp tại thông tin tín dụng quốc gia
- Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng bạn đang mắc nợ quá hạn
Bước 2: Thanh toán toàn bộ các khoản nợ còn tồn đọng, lãi và các phí phát sinh đi kèm
Bước 3: Đợi hệ thống cập nhật lại tình trạng tín dụng
Vinaland đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản và vấn đề pháp lý có liên quan đến nợ quá hạn. Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về xử lý nợ quá hạn.
Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào về vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ với Vinaland qua hotline: 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc truy cập website: vinaland.co để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.