Nơi cư trú, nơi tạm trú và nơi thường trú có rất nhiều điểm tương đồng về định nghĩa và khu vực địa lý hành chính. Do đó nó thường rất hay bị nhầm lẫn. Bài viết sau đây của VINA Land sẽ chia sẻ cho bạn cụ thể nơi tạm trú là gì cùng ý nghĩa của nơi tạm trú.
Có thể hiểu như thế nào về nơi tạm trú?
Theo khoản 9 Điều 2 thuộc Luật Cư trú 2020 thì có thể hiểu nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú trong một thời gian nhất định.
Theo Điều 27 của Luật Cư trú, công dân phải đăng ký tạm trú khi sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn nơi đăng ký thường trú với mục đích khác từ 30 ngày trở lên.

Đăng ký tạm trú là thủ tục cần thiết để người dân khai báo nơi sinh sống hiện tại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Qua đó, cơ quan quản lý cư trú sẽ dễ dàng quản lý nơi cư trú của cư dân. Đồng thời cũng giúp người dân thực hiện các quyền cũng như các nghĩa vụ liên quan thuận lợi nhất.
Theo Điều 27 của Luật Cư trú thì quy định tối đa về thời hạn tạm trú là 02 năm và được gia hạn nhiều lần. Tuy nhiên, không phải bất cứ địa điểm nào cũng được công nhận là nơi ở hợp pháp để được đăng ký tạm trú. Cụ thể, công dân sẽ không được đăng ký tạm trú nếu phạm phải một trong các địa điểm đặc biệt sau:
-
Chỗ ở nằm trong khu vực bị cấm không được xây dựng hay khu vực lấn, chiếm hành lang bảo vệ an ninh, quốc phòng, di tích văn hóa – lịch sử,…
-
Chỗ ở có phần diện tích nhà ở toàn bộ đều nằm trên đất lấn, chiếm trái phép quy định của pháp luật. Hoặc xây dựng trên đất không đáp ứng đủ điều kiện xây dựng.
-
Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ hay tái định cư. Hoặc chỗ ở chưa được giải quyết trong khi đang có tranh chấp, khiếu nại quyền sở hữu hay quyền sử dụng.
-
Chỗ ở bị tịch thu hay nhà ở đã có quyết định phá dỡ của các cơ quan có thẩm quyền.
Ý nghĩa cơ bản của nơi tạm trú
Nơi tạm trú đóng vai trò của rất quan trọng trong việc xác định nơi ở của các cư dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nó có ý nghĩa quan trọng với từng đối tượng khác nhau như sau:
Với cơ quan nhà nước
Đăng ký tạm trú là thủ tục giúp cơ quan Nhà nước dễ dàng và thuận tiện quản lý nơi cư trú của người dân. Từ đó sẽ định hướng cũng như hoạch định các chính sách liên quan đến vấn đề tạm trú phù hợp.

Hiện nay, nơi tạm trú, thường trú của người dân đang được Bộ Công an quản lý thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thêm vào đó là cả Cơ sở dữ liệu về cư trú dựa trên môi trường mạng internet.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ cập nhật dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia khi người dân đến đăng ký tạm trú hay thay đổi các thông tin về cư trú (gồm có thủ tục đăng ký tạm trú). Đồng thời thu lại Sổ tạm trú cũng như Sổ hộ khẩu của người dân.
Với người dân
Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của công dân. Tại nơi đăng ký tạm trú, người dân sẽ thực hiện các thủ tục hành chính vô cùng thuận lợi. Nhà nước cho phép người dân thực hiện các thủ tục hành chính tại nơi tạm trú phổ biến. Cụ thể như sau: Thủ tục hướng dẫn làm Căn cước công dân gắn chip, thủ tục các bước làm hộ chiếu,…

Ngoài ra, người dân còn có thể tham gia các chương trình tự nguyện như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện, đăng ký tham gia bầu cử,… tại địa phương đang tạm trú.
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa nơi tạm trú với nơi thường trú
Nơi tạm trú và nơi thường trú bị rất nhiều người hiểu nhầm là một. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau mà chúng tôi sẽ làm rõ với bạn qua chia sẻ sau đây:

Điểm giống nhau cơ bản
Cư trú là một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã, huyện ở khu vực không có đơn vị hành chính cấp xã mà công dân sinh sống. Trong đó, nơi cư trú thường được chia thành 2 loại được biết đến rộng rãi. Cụ thể gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú.
Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú vì không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì đăng ký tạm trú sẽ xác định được nơi ở hiện tại của người đó. Trong trường hợp không có địa điểm chỗ ở rõ ràng thì nơi ở hiện tại sẽ được xác định là đơn vị hành chính cấp xã tại nơi người đó đang sinh sống thực tế.
Điểm khác nhau rõ ràng giữa nơi tạm trú và nơi thường trú
Dưới đây là những thông tin chứng tỏ nơi tạm trú và nơi thường trú có sự khác nhau vô cùng rõ ràng:
Điểm khác nhau rõ ràng giữa nơi tạm trú và nơi thường trú
Tiêu chí |
Nơi thường trú |
Nơi tạm trú |
Bản chất |
Là nơi thường xuyên sinh sống của cá nhân được ghi nhận qua thủ tục đăng ký thường trú |
Là nơi sinh sống của cá nhân trong một thời hạn nhất định ngoài nơi thường trú. Đặc biệt là được ghi nhận qua thủ tục đăng ký tạm trú. |
Tính pháp lý ghi nhận |
Thủ tục để đăng ký thường trú |
Thủ tục để đăng ký tạm trú |
Thời hạn được cư trú |
Thường xuyên, thậm chí là không giới hạn |
Tối đa là 02 năm nhưng được gia hạn nhiều lần |
Điều kiện đăng ký |
– Đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp mà mình sở hữu. – Đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình thì phải được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp chấp thuận. Thêm vào đó là trong một số trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Cư trú 2020. – Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhờ thuê mượn – Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo gồm công trình phụ trợ là nhà ở – Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội với người được chăm sóc khi được người đứng đầu đồng ý. – Đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc người được chăm sóc, khi được chủ hộ đồng ý. – Đăng ký thường trú trên đối với người sinh sống, người làm nghề lưu động đáp ứng các điều kiện tại khoản 6 Điều 20 Luật cư trú 2020 |
|
Trường hợp xóa đăng ký |
– Tòa án tuyên bố mất tích hoặc có thể đã chết; – Ra nước ngoài định cư sinh sống; – Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú của cơ quan có thẩm quyền; – Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên nhưng cũng không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác. Trừ một số trường hợp bất khả kháng khác. – Đã được cơ quan có thẩm quyền tước, cho thôi quốc tịch hay hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; – Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở nhờ thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc này, Nhưng sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới; – Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng quyền sở hữu chỗ ở đã chuyển cho người khác. Nhưng sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa tiến hành đăng ký thường trú tại chỗ ở mới. – Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuê, mượn, ở nhờ mà đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ. – Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của Nhà nước,… |
– Tòa án tuyên bố mất tích hay đã chết; – Đã bị hủy bỏ đăng ký tạm trú; – Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên nhưng không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; – Đã được cơ quan có thẩm quyền tước, cho thôi quốc tịch Việt Nam hay hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; – Đã đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú; – Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở nhờ thuê, mượn, ở nhờ và đã chấm dứt mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; – Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác; – Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của Nhà nước,.. |
Thủ tục và hồ sơ đăng ký tạm trú như thế nào?
Đăng ký tạm trú phải cần đảm bảo đầy đủ một số giấy tờ cũng như thực hiện đúng quy định các thủ tục:
Hồ sơ đăng ký tạm trú cần thiết
Một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

-
Tờ khai chuyển đổi thông tin cư trú: Nếu người đăng ký tạm trú chưa thành niên thì tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hay người giám hộ, ngoại trừ trường hợp đồng ý bằng văn bản.
-
Giấy tờ hoặc là tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Trình tự các thủ tục đăng ký tạm trú cơ bản
Theo Điều 28 của Luật Cư trú thì thủ tục đăng ký tạm trú thường sẽ được thực hiện với các bước như sau:
-
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã nơi dự kiến sẽ tạm trú. Hoặc có thể áp dụng hình thức nộp hồ sơ online thông qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú sẽ thực hiện kiểm tra kỹ càng. Sau đó mới cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ có sự sai sót, chưa đầy đủ thông tin thì sẽ hướng dẫn người đăng ký sửa đổi hoặc bổ sung.

-
Bước 2: Tiến hành nộp lệ phí theo quy định được đưa ra của từng địa phương.
-
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú.
Một số lưu ý về thời gian xử lý thủ tục tạm trú mà bạn cần nắm rõ như sau:
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định. Sau đó tiến hành cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới và thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Kế tiếp là sẽ thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin vào dữ liệu quốc gia. Trong trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và chỉ rõ lý do.
Lời kết
Tầm quan trọng của nơi cư trú là không thể chối cãi. Những thông tin trong bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về Đăng ký tạm trú rất cần thiết đối với những người di chuyển đến địa điểm khác với những mục đích khác nhau. Sau đây, VINA Land sẽ chia sẻ cụ thể nơi tạm trú là gì. và ý nghĩa của nơi tạm trú. Nếu cần biết thêm thông tin về nơi tạm trú, hãy liên hệ ngay lập tức với VINA Land để được giải đáp kịp thời.
Xem thêm: