Nếu bạn là người thường xuyên nghe thời sự, đọc báo kinh tế chắc hẳn đã nghe rất nhiều về cụm từ “room tín dụng”. Room tín dụng có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nguồn cung – cầu tiền của một đất nước. Dưới đây sẽ là một vài thông tin về room tín dụng là gì mà Vinaland muốn cung cấp tới bạn đọc.
I. Khái niệm room tín dụng và các thuật ngữ liên quan
1. Room tín dụng là gì?
Tách nghĩa cụm từ “room tín dụng” ta có “room” là căn phòng, “tín dụng” là từ biểu thị mối quan hệ giữa người cho vay (ngân hàng,…) và người vay. Như vậy, “room tín dụng” là giới hạn cho vay của một ngân hàng.
Room tín dụng chính thức được sử dụng ở nước ta vào năm 2011 khi nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát vô cùng cao, nguyên nhân đến từ việc mức cung tiền quá lớn trong nhiều năm. Room tín dụng ra đời nhằm hạn chế và ngăn chặn lạm phát tăng nhanh.
Tùy vào mức tăng trưởng tín dụng của toàn kinh tế và sức khỏe tài chính, hiệu quả quản lý tín dụng, chất lượng tín dụng của các NHTM mà NHNN sẽ phân phối tỷ lệ room tín dụng riêng.
2. Hết room tín dụng là gì?
Hết room tín dụng hay cạn room tín dụng là trường hợp ngân hàng đã cho vay hết giới hạn tín dụng được NHNN quy định. Khi trường hợp này xảy ra, các ngân hàng sẽ không thể tiếp tục cho vay, điều này sẽ có tác động vô cùng xấu đến ngân hàng cũng như cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tín dụng. Những người vay mua nhà đất, nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng lúc này.
Tỷ lệ phân phối room tín dụng là được NHNN quy định dựa trên sức khỏe tài chính của hiệu quả quản lý tín dụng của mỗi ngân hàng. Nếu NHTM có mức tỷ suất tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước hoặc thấp hơn các NHTM khác trong cùng hệ thống thì ngầm hiểu rằng ngân hàng đó có mức rủi ro tài chính cao hơn năm ngoái và đối thủ cạnh tranh cùng mạng lưới.
3. Nới room tín dụng là gì?
Nới room tín dụng là việc NHNN tăng mức giới hạn cho vay của NHTM. Trường hợp này xảy ra khi NHTM đã hết room tín dụng và không thể cho vay. Để được nới room tín dụng, các ngân hàng cần được NHNN chấp thuận sau khi rà soát và kiểm tra, dựa theo 02 tiêu chí:
- Kết quả xếp hạng ngân hàng theo tiêu chí quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN.
- Tuân theo định hướng và chủ trương của Chính phủ.
Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có mức nới tín dụng không giống nhau. Ví dụ, những ngân hàng có VCSH lớn, khả năng quản trị rủi ro tốt như MB, VCB, VPBank… sẽ được cấp hạn mức cao hơn và ngược lại.
Việc các NHTM có nhu cầu nới room tín dụng được coi là một tín hiệu tốt cho các ngành bất động sản, chứng khoán có nguồn phát triển lớn hơn. Sau giai đoạn lợi nhuận bị chững lại, ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản cũng có cơ hội khởi sắc trở lại.
II. Hạn mức Room Tín Dụng có công dụng gì?
Room tín dụng được sử dụng nhằm giúp NHNN quản lý chặt chẽ khả năng tăng trưởng và chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng.
1. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng
Nếu không có sự can thiệp của room tín dụng, nền kinh tế vĩ mô sẽ bị mất cân bằng, nguồn cung lớn gây ra các hệ lụy như lạm phát, mất khả năng thanh toán, mất cân đối vốn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng từng chạm mức 30-50% khi không có sự tác động của room tín dụng.
Tóm lại, room tín dụng ra đời nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng của tín dụng.
2. Đảm bảo chất lượng tín dụng
Room tín dụng giúp các NHTM ý thức rằng khả năng cho vay là có giới hạn do đó sẽ lựa chọn khách hàng cẩn thận hơn, đặt ra các tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hạn chế phát sinh nợ xấu.
Về phía người vay là cá nhân, tổ chức có hiểu biết về room tín dụng sẽ hiểu rằng ngân hàng chỉ có thể cho vay trong một giới hạn nhất định, từ đó xem xét kỹ lưỡng về số tiền vay cũng như phương thức sử dụng.
Ngoài ra, NHNN cũng có chính sách siết room tín dụng nhằm hạn chế sự tăng trưởng quá mức của một số ngành như chứng khoán hay bất động sản.
III. Room tín dụng của các ngân hàng mới nhất 2022
Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng mới được công bố hồi đầu tháng 9/2022, Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cho khoảng 18 NHTM. Cũng theo báo cáo này, 18 NHTM được cấp thêm hạn mức tín dụng chiếm khoảng 80% tín dụng toàn hệ thống. Cụ thể, các NHTM đã thông báo điều chỉnh hạn mức tín dụng như:
Ngân hàng | Room tín dụng |
TPBank | 1.2% |
Vietcombank | 2.7% |
VIB | 3% |
OCB | 3.1% |
SHB | 3.2% |
MB | 3.2% |
Agribank | 3.5% |
Sacombank | 4% |
Tuy nhiên, đến ngày 5/12/2022 vừa qua, NHNN đã điều chỉnh room tín dụng định hướng năm 2022 tăng thêm khoảng 1.5-2% trên toàn hệ thống. Hiện nay mức tăng trưởng tín dụng đang là 12.2%, tuy nhiền, theo chính sách nới room tín dụng của nhà nước thì cuối năm nay hạn mức tín dụng mới sẽ đưa tổng tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 15.5-16%, vượt qua mục tiêu mà NHNN đặt ra hồi đầu năm là 14%.
Như vậy, sau đợt điều chỉnh này, sẽ có thêm khoảng 240.000 tỷ đồng đượcbơm vào nền kinh tế và room tín dụng toàn thị trường đã đạt khoảng 16%, vượt giới hạn cuối cùng mà NHTM đề ra hồi đầu năm.
Trước đó, NHNN từng nhiều lần khẳng định sẽ chỉ phân bổ trong giới hạn 14% chứ không tăng thêm, tuy nhiên việc bơm tiền lần này chủ trương của nhà nước để tạo sự thỏa đáng cho NHTM có khả năng thanh toán cao và giảm lãi suất cho vay.
Ở lần tăng room tín dụng này, các lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ được ưu tiên hơn. Nhưng khi các NHTM giảm lãi suất cho vay thì ngành bất động sản cũng sẽ được hưởng những lợi ích nhất định.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về room tín dụng, Vinaland mong rằng có thể giúp bạn đọc cập nhập được kiến thức về room tín dụng nhanh nhất, chính xác nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bất động sản hoặc nhà đất thì có thể liên hệ với Vinaland qua hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 hoặc truy cập website vinaland.co để được hỗ trợ, tư vấn trực tiếp.