Tái định cư hay đất tái định cư là những từ ngữ được sử dụng rất phổ biến trong giới bất động sản. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng thực sự hiểu biết rõ về loại hình này. Vì vậy, hãy cùng theo dõi trong bài viết bên dưới của Vinaland để có thêm được nhiều thông tin hữu ích về tái định cư là gì và một số kinh nghiệm cần có khi lựa chọn mua loại đất này.
I. Khái niệm về tái định cư
Tái định cư được hiểu là chính sách của nhà nước giúp người dân ổn định cuộc sống và bồi thường thiệt hại cho chủ nhà, chủ tài sản gắn liền với khu đất bị thu hồi theo quy định. Các chủ sở hữu thường sẽ được bồi thường theo nhiều phương thức khá nhau như cấp chung cư, nhà tái định cư, nhà xây sẵn hoặc tiền,…
Như vậy, đất tái định cư là đất mà nhà nước cấp cho người dân nhằm mục đích bồi thường khi bị thu hồi, hỗ trợ người dân có nơi an cư mới và nhanh chóng ổn định lại cuộc sống. Theo pháp lý, đất tái định cư thuộc loại đất thổ cư, do đó, các chủ sở hữu sẽ được hưởng đầy đủ quyền sử dụng đất một cách hợp pháp giống như mọi loại đất thông thường.
II. Tái định cư gồm những loại hình nào?
1. Tái định cư dựa vào hình thức
Tái định cư dựa vào hình thức bao gồm hai chính sách sau:
- Chính sách di dời người dân vào khu vực đô thị hóa
- Chính sách chuyển dịch cư dân nội và ngoại thành
Hình thức tái định cư tại chỗ: Là hình thức mà việc thực hiện các dự án chỉnh trang người dân và khu dân cư dựa theo quy định tại Khoản 2 điều 86 Luật đất đai 2013 như sau: “Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.”
Như vậy, hình thức tái định cư tại chỗ được hiểu là người có đất bị thu hồi sẽ được nhà nước bố trí tái định cư tại khu vực thu hồi đất, thông thường thì khu vực này rất rộng lớn do nó được thu hồi từ nhiều mảnh đất khác nhau. Do đó, người có đất bị thu hồi cũng có thể được bố trí tái định cư ngay trên khu đất bị thu hồi của họ miễn sao trong cùng một dự án.
2. Tái định cư dựa vào nguyện vọng
- Tái định cư tự phát: Là hình thức tái định cư trong đó không có sự quy hoạch của nhà nước.
- Tái định cư tự giác: là hình thức tái định cư mà người dân tự giác chấp hành kế hoạch cũng như phương thức tạo lập nơi ở mới tại các dự án phát triển nhà ở, hỗ trợ thực hiện các dự án.
- Cưỡng bức tái định cư: Là hình thức người bị giải tỏa bị bắt ép chỗ ở do không tự nguyện thực hiện theo chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của nhà nước.
Do vậy, khi nhà nước thực hiện thu hồi đất sẽ có kế hoạch được phê duyệt dựa theo quyết định của Ủy ban tỉnh và được niêm yết tại Ủy ban xã nơi có đất bị thu hồi. Trong đó, chính sách tái định cư sẽ áp dụng phương thức đền bù tiền, đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư cho những ai có đất bị thu hồi.
Chi phí bồi thường và hỗ trợ từ nhà ở tái định cư, chi phí học nghề và một số chi phí khác sẽ được bồi thường phụ thuộc vào chính sách của từng khu vực riêng.
Nhà nước sẽ đền bù chi phí hoặc đất tái định cư cho những người có đất bị thu hồi
III. Các kinh nghiệm khi mua đất tái định cư để đảm bảo an toàn
Làm thế nào để có thể trao đổi mua bán đất tái định cư một cách an toàn và hiệu quả? Hãy cùng theo dõi một số lưu ý quan trọng bên dưới để có thể dễ dàng mua bán loại nhà đất này.
- Nếu nhà đất tái định cư chưa có sổ đỏ qua hình thức Hợp đồng ủy quyền thì khi mua loại đất này cần phải có thêm điều khoản ràng buộc trong hợp đồng. Cụ thể, sau khi thanh toán thành công và có giấy chứng nhận từ bên bán thì bên mua sẽ có quyền định đoạt tài sản theo đúng như quy định của pháp luật trong giao dịch: cho, thuê, tặng, bán lại,…
- Người mua cần phải lập hợp đồng mua bán rõ ràng thông qua quyền sử dụng nhà đất song song với hợp đồng ủy quyền. Các điều khoản có trong hợp đồng này sẽ giúp cho người mua giảm bớt những rủi ro không mong muốn khi mua đất tái định cư chưa có sổ đỏ. Hơn nữa, nó còn giúp tạo sự tin tưởng và an toàn trong giao dịch.
- Bên cạnh đó, khi mua nhà đất tái định cư, người mua cần phải tìm hiểu kỹ càng các yếu tố tiêu chuẩn của ngôi nhà từ vị trí, chất lượng, quy hoạch,… của khu tái định cư. Bởi vì có một số khu đất tái định cư có vị trí không được đẹp, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển và việc đi lại còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, một số khu còn có chất lượng kém, nhà ở nhanh xuống cấp nên khi thực hiện mua, bạn cần phải kiểm tra kỹ vào những ngày nắng, mưa để có thể đánh giá được khả năng chống chịu của ngôi nhà và hướng ánh nắng của nó.
- Nên tìm hiểu thêm về những hạn chế trong quá trình chuyển nhượng nhà tái định cư. Một số hạn chế của người mua loại nhà đất này như sau:
- Phía người bán có thể tự ý đơn phương vô hiệu hóa hợp đồng ủy quyền để hủy ý định chuyển nhượng vì loại đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Khi hủy bỏ giao dịch, người mua không được nhận lại của số tiền bỏ ra mà chỉ được hoàn trả lại số tiền ban đầu.
- Nếu có xảy ra tránh chấp hay kiện tụng thì bên mua sẽ yếu thế và gặp nhiều rủi ro hơn.
1. Có được tách sổ đỏ đối với đất tái định cư không?
Tách sổ đổ đất tái định cư được hiểu một cách đơn giản là chia thửa đất đó thành nhiều thửa đất nhỏ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì tách sổ đỏ đất tái định cư là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và một số tài sản khác có liên quan với đất sau khi thực hiện thủ tục thế chấp, góp vốn, tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế,…
Về mặt pháp lý, đất tái định cư nếu như đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chủ nhận sở hữu đất hợp pháp thì hoàn toàn được quyền như mọi loại đất khác. Vì vậy, có thể tách sổ đỏ đối với đất tái định cư nếu nó đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:
- Có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản khác có liên quan với đất
- Không xảy ra tranh chấp tại đất tái định cư
- Không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
- Đất tái định cư vẫn còn thời hạn sử dụng
- Thửa đất tái định cư định tách phải đáp ứng được các điều kiện về diện tích cũng như kích thước tối thiểu dựa theo quy định của Ủy ban tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Người sử dụng đất không được vi phạm những quy định của pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất tái định cư
Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ thì có thể áp dụng các loại giấy tờ sau:
- Biên bản họp quyết định xét tái định cư cho các chủ sở hữu có đật bị thu hồi
- Biên bản về việc bốc thăm nền tái định cư
- Biên bản về việc bàn giao nền tái định cư
- Quyết định của việc giao nền tái định cư
Đất tái định cư đã được cấp sổ đỏ sẽ được áp dụng mọi quyền lợi như các loại đất thông thường
2. Đất tái định cư có được sử dụng để trao đổi mua, bán không?
Khi mua, bán đất tái định cư cần phải tìm hiểu kỹ càng về cách giao dịch đất tái định cư theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp đất tái định cư đã có sổ đổ thì chủ sở hữu sẽ sở hữu đầy đủ các quyền sử dụng hay mua bán thửa đất đó như các thửa đất thông thường.
Tuy nhiên, đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ thì việc giao dịch tồn đọng rất nhiều tủi ro tiềm ẩn. Bởi vì theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai năm 2013, điệu kiện bắt buộc để được chuyển nhượng đất đai là phải có sổ đỏ. Do đó, nếu hai bên sử dụng hợp đồng ủy quyền để thực hiện giao dịch thì cũng đồng nghĩa với việc bên mua có toàn quyền sử dụng, cho thuê, tặng hay chuyển nhượng với thửa đất đó.
Như vậy, bài viết trên Vinaland đã chia sẻ những thông tin liên quan về đất tái định cư để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về nó. Mong rằng với những thông tin được chúng tôi cung cấp ở trên sẽ hỗ trợ bạn trong việc tìm hiểu đất tái định cư có được sử dụng để mua bán hay không. Nếu quý khách vẫn chưa được giải đáp hoàn chỉnh thông qua bài viết thì có thể liên hệ với chúng tối qua hotline 0907 13 82 83 – 0898 13 63 33 và website vinaland.co để được hỗ trợ nhiệt tình nhất.