Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một trong những điều kiện quan trọng để Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất có giá trị pháp lý là phải được cấp đúng thẩm quyền quy định. Vậy cơ quan có thẩm quyền nào được phép cấp sổ đỏ? Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc làm sổ đỏ được luật sư tư vấn và giải đáp như thế nào? Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến vấn đề thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được Vinaland giải đáp qua bài viết dưới đây. 

tham quyen cap giay chung nhan su dung dat

I. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Căn cứ tại Điều 103 Luật đất đai năm 2013 thì cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc làm mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định như sau: 

1. Cơ quan Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh

Theo khoản 1 Điều 105 Luật đất đai 2013, UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức cơ quan, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành các dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp bậc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

2. Cơ quan Thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp huyện 

Căn cứ tại Điều 105 Luật đất đai 2013, thẩm quyền của UBND cấp huyện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau:

UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ cư dân, cá nhân, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam.

tham quyen cap giay chung nhan su dung dat

3. Cơ quan Thẩm quyền của Sở Tài Nguyên và Môi Trường

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 105 Luật đất đai 2013 nêu rõ: 

“Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình, kiến trúc xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất được cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận sẽ do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ”

Căn cứ tại điều 37 Nghị định 43/2014, Khoản 23 Điều 2 Nghị định 01/2017 sửa đổi Nghị định 43/2014 quy định: 

“Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài gắn liền với đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền liên quan đến người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận”

  • Đối với trường hợp địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, kiến trúc trong các trường hợp sau:
  • Khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng và kiến trúc.
  • Đối với trường hợp địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 37 thực hiện như sau:

– Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo; người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài thực hiện dự án xây dựng và đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho hộ dân cư, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam.

II. Tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ

1. Tư vấn thực thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ

  • Tư vấn những thủ tục và điều kiện để được nhà nước cấp sổ đỏ
  • Tư vấn các thủ tục, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Tư vấn về việc chuẩn bị hồ sơ cần thiết cho việc cấp mới sổ đỏ cho các bên liên quan
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu xin cấp mới sổ đỏ, làm lại sổ đỏ
  • Tư vấn các vấn đề liên quan khác theo yêu cầu khách hàng cũng như các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

2. Đại diện cho người sử dụng đất thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ

  • Tiến hành kê khai và tiếp nhận Hồ sơ xin làm sổ đỏ cho khách hàng
  • Đại diện cho khách hàng nộp Hồ sơ lên cán bộ có thẩm quyền xin cấp mới sổ đỏ nhà đất
  • Theo dõi hồ sơ và các thông báo về thủ tục, hồ sơ của các cơ quan liên quan
  • Đại diện đứng ra nhận Sổ đỏ nhà đất cho khách hàng

tham quyen cap giay chung nhan su dung dat

Như vậy, Việc người dân nắm được thẩm quyền các cấp cấp Giấy chứng nhận là rất quan trọng để tránh tình trạng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất vượt cấp dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức đi lại. Trên đây là toàn bộ những thắc mắc về vấn đề cơ quan thẩm quyền các cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như những thủ tục, trình tự xin cấp hay làm mới sổ đỏ mà người dân cần lưu ý. Hy vọng qua bài viết trên của Vinaland sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách nhanh chóng và dễ dàng.