Thanh Lý Hợp Đồng Là Gì? Quy Trình Thanh Lý Hợp Đồng Chi Tiết

Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ quen thuộc thường được sử dụng khi các bên thực hiện xong hợp đồng. Vậy cụ thể pháp luật quy định thế nào về thanh lý hợp đồng và trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng theo quy định pháp luật mới nhất như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của VINA Land để giải đáp cho câu hỏi thanh lý hợp đồng là gì? và một số vấn đề liên quan đến thanh lý hợp đồng.  

Hiểu như thế nào về thanh lý hợp đồng là gì?

Trước hết cần hiểu hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Thanh lý là các nghĩa vụ bán hết tài sản tài sản để thực hiện cho các chủ thể có quyền. Hoặc thanh lý còn được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không còn nhu cầu sử dụng. Thanh lý hợp đồng còn được hiểu như sau: 

Hiểu như thế nào về thanh lý hợp đồng là gì?
Hiểu như thế nào về thanh lý hợp đồng là gì?
  • Là một biên bản ghi nhận việc thực hiện hợp đồng của các bên liên quan, sau khi hoàn tất một công việc nào đó đã được hai bên tham gia để xác nhận lại khối lượng, chất lượng và các chi phí phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng ký tên. 
  • Thanh lý hợp đồng thường được các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sử dụng trong các giao dịch dân sự và thực hiện chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Đặc biệt, khi thực hiện thanh lý hợp đồng trong một số trường hợp, sẽ giúp các bên giảm thiểu được những tranh chấp pháp lý không đáng có. 

Những điều cần biết về biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động (hay biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động) là văn bản mà người lao động và người sử dụng lao động dùng để chấm dứt hợp đồng lao động mà trước đó hai bên đã ký kết hợp đồng.

Những điều cần biết về biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Những điều cần biết về biên bản thanh lý hợp đồng lao động

Mẫu thanh lý hợp đồng lao động chính là căn cứ để đối chiếu quyền và nghĩa vụ đã hoàn thành của hai bên theo đúng hợp đồng lao động cũng như giải quyết các công việc cần bàn giao.

Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động là văn bản quan trọng tuy không bắt buộc nhưng nó giúp hai bên xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng khi nào?

Trong thực tế, thanh lý hợp đồng thường được tiến hành sau khi các nghĩa vụ đã được hai bên hoàn thành đầy đủ, cũng như các quyền tương ứng. Khi này hai bên là người lao động và người sử dụng lao động sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng hoặc thậm chí nếu hai bên đã thỏa thuận thì có thể thanh lý hợp đồng ngay cả khi nghĩa vụ quy định trong hợp đồng chưa được thực hiện hết. 

Thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng khi nào?
Thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng khi nào?

Sau khi đã thực hiện xong hợp đồng hoặc thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt hợp đồng thủ tục thanh lý hợp đồng diễn ra. Thường thanh lý hợp đồng được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Sau khi hoàn thành hợp đồng
  • Thực hiện theo các bên thỏa thuận 
  • Hai bên chấm dứt hợp đồng và yêu cầu hợp đồng phải do những người/tổ chức này thực hiện.
  • Một trong các bên liên quan đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Đối tượng không còn nên không thể tiếp tục hợp đồng.
  • Vì một số nguyên nhân khách quan khi hoàn cảnh thay đổi không nằm trong sự kiểm soát của hai bên.
  • Ngoài ra còn do một số trường hợp khác do luật định

Quy trình thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng chi tiết

Quy trình thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng sẽ  thực hiện theo các bước cụ thể dưới đây: 

Quy trình thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng chi tiết
Quy trình thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng chi tiết

Bước 1: Các bên liên quan trong hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc thanh lý/ chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng sẽ được thanh lý khi có sự đồng nhất của các bên liên quan thường áp dụng khi hợp đồng đã hoàn thành hoặc các bên tham gia không còn nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Thực tế thì mẫu thủ tục thông báo thanh ký, chấm dứt hợp đồng được trình bày tương đối đơn giản và không bị ràng buộc về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ với bên còn lại.

Bước 2: Một trong các bên tham gia hợp đồng đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng

Khi có một bên trong hợp đồng yêu cầu đơn phương hủy bỏ/ chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản mà trước đó cả 2 bên đã thỏa thuận, bên đơn phương hủy bỏ/ chấm dứt hợp đồng cần phải:

  • Trước hết bên đơn phương thanh lý hợp đồng cần gửi thông báo cho đối tác trong đó cần lưu ý thời điểm chấm dứt nên để khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.
  • Với những trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần tham khảo và thực hiện theo quy định tại Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo đúng quy trình thanh lý hợp đồng.

Thủ tục thanh lý hợp đồng trong khi thực hiện thì các bên soạn thảo hợp đồng cần lưu ý những nội dung dưới đây:

Một trong các bên tham gia hợp đồng đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng
  • Cần dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được đề cập trong hợp đồng và các điều khoản, khi thanh lý hợp đồng lấy đó làm căn cứ để thanh lý hợp đồng chính đã giao kết bởi biên bản thanh lý hợp đồng thường được lập trên cơ sở một số hợp đồng khác. Những căn cứ này là cơ sở để xác định lý do hợp đồng chấm dứt vì quá trình thanh lý muốn đi đến kết quả cần phải có sự đồng ý nhất quán của các bên từ các điều khoản áp dụng từ hợp đồng chính để đối chiếu điều khoản sang hợp đồng thanh lý.
  • Trong biên bản thanh lý cần trình bày rõ thông tin cá nhân các bên tham gia hợp đồng, quy trình thực hiện, nghĩa vụ hai bên như thế nào về công việc, thanh toán của các bên và căn cứ vào đó 2 bên sẽ đưa ra những cam kết để tránh xuất hiện những  tranh chấp xảy ra  với các bên ký kết từ nội dung này.
  • Biên bản hợp đồng thanh lý cần nêu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo hành của cả hai bên sẽ vẫn còn hiệu lực sau khi 2 bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng và hiệu lực này sẽ kéo dài cho đến mốc thời gian mà các bên liên quan đã thỏa thuận trước đó.
  • Với trường hợp một trong các bên chấm dứt hợp đồng đơn phương thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết, cũng như bồi thường hợp đồng, thời hạn thực hiện trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm của bên đơn phương chấm dứt sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký.
  • Trong quá trình các bên thanh lý hợp đồng thì khi này biên bản thanh lý này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên tham gia sẽ không còn bất kỳ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ gì liên quan đến hợp đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với hợp đồng sau khi đã ký biên bản.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên của VINA Land đã phần nào giúp cho các bạn giải đáp câu hỏi về Thanh lý hợp đồng là gì? Mong rằng bài viết đã cung cấp tới các bạn những thông tin hữu ích về quá trình thanh lý hợp đồng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.

Xem thêm: