Những thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất như thế nào?

Những trường hợp làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất? Quy trình các bước làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất như thế nào?

Thừa kế là việc chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản của người đã mất cho người được quyền thừa hưởng, người có quan hệ huyết thống trong gia đình. Tài sản được thừa hưởng gọi là di sản. Đối với tài sản thừa kế là đất đai, nhà cửa người thừa hưởng cần làm thủ tục sang tên sổ đỏ. Vậy cần những thủ tục gì khi sang tên đỏ? Quy trình sang tên sổ đỏ khi cha mẹ mất như thế nào? Hãy cùng Vinaland tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

thu tuc sang ten so do khi bo me mat

I. Các trường hợp khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất

Đất đai, nhà cửa là tài sản to lớn gây dựng cả đời của một người. Bởi vậy, việc phân chia tài sản của bố mẹ đã mất cho con cái cần tuân thủ theo quy định của pháp luật để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng.

Theo quy định của pháp luật, trường hợp bố mẹ đã mất để lại di chúc thì việc phân chia tài sản được thực hiện theo đúng nội dung của di chúc. Đối với trường hợp cha mẹ mất không để lại di chúc, việc phân chia tài sản được quy định theo pháp luật tại Điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau: 

  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất,…
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị ruột, em ruột của người mất,…
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người mất; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người mất,…

Những người thừa kế trong cùng một hàng sẽ được thừa hưởng tài sản bằng nhau. Người thừa kế ở hàng sau chỉ được thừa hưởng nếu những người thừa kế ở hàng trước đã mất, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền thừa kế. 

II. Hồ sơ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất

thu tuc sang ten so do khi bo me mat

Khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, người thừa kế cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ cần thiết sau đây:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai.
  • Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đất đai, nhà cửa có công chứng.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản sao y có công chứng chứng thực).
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng theo quy định của pháp luật.
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu của người được thừa kế.
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung ( giấy đăng ký kết hôn) hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng (Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/độc thân) (02 bản sao có công chứng).
  • Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp.
  • Sơ đồ vị trí thửa đất.

III. Quy trình thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất

Sau khi xác nhận những người có quyền hưởng di sản thừa kế mà cha mẹ để lại thì người được nhận di sản phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Thủ tục khai nhận thừa kế tài sản được quy định bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ 

Người thừa kế di sản cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các loại giấy tờ cần thiết nêu trên để tiến hành làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất và nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 

Bước 2: Cơ quan thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý các vấn đề liên quan

thu tuc sang ten so do khi bo me mat

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đơn vị tiếp nhận sẽ kiểm tra các giấy tờ liên quan theo hai trường hợp sau: 

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và chính xác thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ cần thông báo và hướng dẫn người thừa kế nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
  • Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ và điền đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ và thông báo cho người thừa kế nộp các khoản lệ phí theo quy định của pháp luật. Lệ phí bao gồm: lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí địa chính, lệ phí thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Thông báo trả kết quả cho người thừa kế

Sau khi văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết và nộp lệ phí đầy đủ. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế.

Đối với trường hợp cha mẹ để lại đất cho con thuộc trường hợp được miễn Thuế, phí trước bạ Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp thắc mắc của Vinaland về các vấn đề sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất. Việc sang tên sổ đỏ khi bố mẹ không để lại di chúc cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ của mình nhanh chóng và thuận lợi.