[Hướng dẫn] Chi tiết làm thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết

Điều kiện thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết được pháp luật quy định như thế nào? Những điều cần lưu ý khi thực hiện sang tên sổ đỏ từ chồng sang vợ. 

Thủ tục sang tên sổ đỏ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Một trong những thủ tục sang tên sổ đỏ phức tạp đó là chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất vì liên quan đến thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế. Vậy thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng mất được pháp luật quy định như thế nào? Quy trình thực hiện sang tên sổ đỏ trong những trường hợp nào? Để biết thêm thông tin chi tiết hãy cùng Vinaland tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu thêm về thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng mất. 

thu tuc sang ten so do khi chong chet

I. Sổ đỏ là gì? 

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Pháp luật đất đai không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng. Tuy nhiên, người dân vẫn thường gọi ngắn gọn sổ đỏ hoặc sổ hồng thay cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Tùy theo từng giai đoạn, bao gồm các loại Giấy chứng nhận như:

  • Giấy chứng nhận QSDĐ
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản đất

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới. Căn cứ theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

thu tuc sang ten so do khi chong chet

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác là chứng thư pháp lý được Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác đối với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” 

Tóm lại, Sổ đỏ là Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ; sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu hồng. Sổ hồng bao gồm hai loại: Sổ hồng mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen – người dân đang được cấp loại sổ này.

II. Các trường hợp thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng mất được chia làm các trường hợp sau:

1. Trường hợp Vợ còn sống là người duy nhất được hưởng di sản thừa kế sang tên sổ đỏ 

thu tuc sang ten so do khi chong chet

Đối với trường hợp này, các bước thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tương đối đơn giản và nhanh chóng. Nếu người chồng mất để lại di chúc thì sẽ phân chia di sản thừa kế theo nội dung của bản di chúc. Nếu người chồng mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định pháp luật.

Thủ tục sang tên sổ đỏ cần chuẩn bị bao gồm: 

  • Thủ tục chứng tử tại Tư pháp xã/phường. 
  • Thủ tục kê khai di sản thừa kế tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Giấy chứng nhận ĐKKH của 2 vợ chồng
  • Đơn đề nghị đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu).
  • Di chúc thừa kế hoặc biên bản phân chia thừa kế.
  • Biên bản giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật.
  • Đơn đề nghị của người nhận di sản thừa kế (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định theo Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có).
  • CMND/CCCD bản sao công chứng

2. Trường hợp vợ còn sống nhưng không phải là người duy nhất thừa hưởng di sản thừa kế, muốn chuyển đổi sổ đỏ sang tên vợ 

Đây là trường hợp người vợ không là người duy nhất được hưởng di sản thừa kế cần thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ. Ngoài người vợ ra thì các thành viên thừa kế di sản của người chồng còn có những người khác như các con chung, bố mẹ, con nuôi, anh chị em,… hoặc bất cứ người nào đó theo di chúc của người chồng để lại.

Vì vậy, việc sang tên sổ đỏ cho vợ còn phụ thuộc vào những người đồng thừa kế. Nếu những người đồng thừa kế thống nhất rằng người vợ sẽ là người duy nhất được hưởng di sản cần thực hiện các thủ tục sau: 

  • Thủ tục chứng tử tại Tư pháp xã/phường
  • Thủ tục kê khai và phân chia di sản thừa kế tại văn phòng công chứng
  • Người vợ đem sổ đỏ, bản sao giấy Chứng tử,văn bản khai nhận và  Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, bản photo sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân/căn cước công dân của mình đến UBND xã/phường làm thủ tục sang tên sổ đỏ.

Đối với trường hợp sang tên sổ đỏ khi người chồng mất không để lại di chúc như sau: 

Khi người chồng mất không để lại di chúc và người vợ không phải là người thừa hưởng di sản thừa kế duy nhất thì việc sang tên sổ đỏ sẽ phụ thuộc và người đồng thừa kế (nếu có). Người vợ chỉ được hưởng 50% số tài sản theo quy định của pháp luật và phần còn lại được phân chia cho người đồng thừa kế theo luật thừa kế. 

Hồ sơ cần chuẩn bị sang tên sổ đỏ khi chồng mất trong trường hợp này như sau: 

  • CMND/căn cước công dân
  • Sổ hộ khẩu
  • Giấy chứng nhận ĐKKH của  2 vợ chồng
  • Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác khác

Tùy theo từng trường hợp khác nhau mà người thừa hưởng di sản thừa kế sẽ thực hiện các thủ tục khác nhau. Các thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng mất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Áp dụng tại Bộ luật dân sự 2015. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích của Vinaland về thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng mất theo từng trường hợp khác nhau và những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị khi sang tên Sổ đỏ. Hy vọng qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề trên.