Chi phí cần bỏ ra khi thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ là bao nhiêu?

Sang tên Sổ đỏ là bước cuối cùng để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất và sẽ có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến bất động sản. Để biết rõ hơn chi tiết về các khoản tiền phải nộp, hãy cũng Vinaland tìm hiểu việc thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền dưới đây.

thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

1. Những lệ phí cần phải chi trả khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ 

Lệ phí sang tên Sổ đỏ bao gồm lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và phí làm bìa sang tên sổ nếu có. So với thuế thu nhập cá nhân, các khoản phí và lệ phí khi sang tên thường sẽ thấp hơn nhiều.

  • Khoản lệ phí trước bạ:

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 140/ 2016/ NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức khi đăng ký quyền sở hữu nhà đất đều phải nộp lệ phí trước bạ.

  • Chi phí thẩm định hồ sơ:

Theo thông tư 85/ 2019/ TT-BTC quy định rằng phí thẩm định hồ sơ khi chuyển nhượng nhà đất sẽ thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nên mức thu giữa các tỉnh và thành phố sẽ có sự chênh lệch.

Mức thu phí: Dao động từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng, thông thường sẽ từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng.

  • Phí cấp giấy chứng nhận khi làm bìa mới

– Trường hợp khi sang tên nhà đất, nếu mà người nhận chuyển nhượng yêu cầu và đã được cấp giấy chứng nhận mới sẽ phải nộp khoản lệ phí này.

– Mức thu phí: Mặc dù, ở các tỉnh thành khác nhau nhưng mức thu đều dưới 100.000 đồng / lần / giấy.

2. Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký sang tên sổ đỏ

Trên thực tế, theo quy định tại điều 98 của Luật đất đai số 45/ 2013/ QH13 của Quốc hội về sự chênh lệch diện tích đất thực tế sử dụng sẽ nhỏ hơn diện tích ghi trong sổ đỏ, nên diện tích đất sẽ được tính theo diện tích đất thực tế. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn theo quy định tại điều 10 Thông tư 24/ 2014/ TT-BNMT.

thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

Sau khi hoàn thành xong hồ sơ cấp đổi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn cần phải đến UBND xã, thành phố để làm thủ tục mở thừa kế
  • Bước 2: Tiến hành việc kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng công chứng cấp quận, huyện nơi có nhà đất, tài sản trong hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
    • Giấy tờ khai lệ phí trước bạ: 2 bản có chữ kỹ của bên mua
    • Tờ giấy kê khai thuế thu nhập cá nhân: 2 bản có chữ ký của bên bán, 4 bản đối với trường hợp tặng cho.
    • Bản di chúc hợp pháp, đọc biên bản mở di chúc có sự xác nhận của UBND xã.
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất: 1 bản sao được chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
    • CMND, CCCD và sổ hộ khẩu gia đình.
    • Không cần phải nộp thuế và lệ phí trước đối với trường hợp bạn được nhận thừa kế từ cha, mẹ.
  • Bước 3: Thực hiện kê khai hồ sơ sang tên tại Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có nhà đất. Thủ tục kê khai gồm các giấy tờ sau:
    • Đơn đề nghị việc đăng ký biến động: có chữ ký của người bán.
    • Bản di chúc hợp pháp, biên bản mở di chúc có xác nhận của UBND thành phố.
    • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng sổ đỏ và các tài sản gắn liền với đất.
    • Bản sao CMND hoặc CCCD và sổ hộ khẩu gia đình.
    • Chi phí khi sang tên sổ đỏ bao gồm:
      • Phí địa chính: 15.000 VNĐ / trường hợp.
      • Phí thẩm định: Mức thu phí được tính bằng 0.15% giá trị chuyển nhượng, tối thiểu 100.000 VNĐ đến không quá 5.000.000 VNĐ / trường hợp.
  • Bước 4: Thanh toán đầy đủ các khoản phí theo quy định và nhận lại sổ đỏ.

3. Những thủ tục khi sang tên sổ đỏ

thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

Hai bên cần phải đến cơ quan công chứng để lập hợp đồng chuyển nhượng hoặc cho tặng. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng, các bên sẽ phải kê khai lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn cho phép sẽ bị phạt tiền theo quy định của Nhà nước.

Sau đó, bạn thực hiện thủ tục khai báo hồ sơ sang tên sổ đỏ tại các cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm các tài liệu:

Đơn đề nghị việc đăng ký biến động phải có chữ ký của bên bán.

Hợp đồng thỏa thuận thủ tục chuyển nhượng hoặc tặng cho.

Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất cũng như các tài sản gắn liền với đất.

Bản sao CMND hoặc CCD và sổ hộ khẩu gia đình.

  • Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ theo Điều 37 của Nghị định số 43/ 2014/ NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận được phép sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất:

Đối với những địa phương đã có thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định ở Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn với đất cho người chủ sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn với đất chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trong các trường hợp sau:

  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phải được cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.
  • Cấp lại hoặc đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Đối với các địa phương chưa thành lập Văn phòng để đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, việc cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp dó được quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cũng như tài sản khác gắn liền với đất đai cho tổ chức, các cơ sở tôn giáo, những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức, cá nhân nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất và các loại tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư người Việt Nam định cư ở nước ngoài có sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất  tại Việt Nam.

thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

Quy định của sở Tài nguyên và Môi trường về các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và những tài sản khác gắn liền với đất đai, khi thực hiện việc đăng ký biến động đất đai, các tài sản gắn liền với đất cũng như xác nhận việc thay đổi vào trong Giấy chứng nhận đã được cấp theo quy định.

Do đó, pháp luật không bắt buộc việc hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có giấy mua bán giữa chủ đất cũ và người đang đứng tên trong sổ đỏ. Đồng thời, để thuận tiện nhất, bạn có thể nộp thủ tục sang tên tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện tùy thuộc vào nơi ở có nhà đất của địa phương bạn.

4. Di chúc và việc sang tên sổ đỏ cho người thừa kế được thực hiện như thế nào?

Về hiệu lực của di chúc, theo quy định tại Điều 628 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đối với di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc có người làm chứng bằng văn bản.
  • Di chúc không có người làm chứng bằng văn bản.
  • Di chúc có công chứng bằng văn bản.
  • Di chúc có chứng thực bằng văn bản.

Theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bản di chúc hợp pháp phải có đủ những điều kiện sau:

  • Người lập di chúc phải trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị đe doạ, lừa dối hoặc cưỡng ép.
  • Nội dung và hình thức của bản di chúc không được trái quy định của pháp luật, đạo đức xã hội.
  • Di chúc của người lập đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và được cha, mẹ hay người giám hộ xác nhận đồng ý.
  • Di chúc của những người bị hạn chế về thể chất và người không biết chữ phải được lập thành văn bản được công chứng, chứng thực của người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản chưa được công chứng hoặc chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đầy đủ các điều kiện được quy định ở khoản 1 Điều này.
  • Di chúc bằng lời được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng, sau đó những người làm chứng lập tức ghi chép lại, cùng ký tên hoặc cung cấp dấu vân tay. Bản di chúc phải được công chứng, hợp pháp hóa trong thời hạn năm ngày kể từ khi người lập di chúc miệng cuối cùng”.

thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền

Do đó, pháp luật sẽ thừa nhận hình thức di chúc bằng văn bản không có công chứng cũng không có chứng thực. Di chúc này hợp pháp vào thời điểm lập di chúc, người lập di chúc vẫn còn đủ minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép, đồng thời nội dung của bản di chúc không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Trên đây, là toàn bộ cập nhật mới nhất của Vinaland về những chi phí cần thiết khi sang tên, cách đăng kí, những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị và vấn đề về di chúc khi sang tên Sổ đỏ. Hy vọng có thể giúp cho bạn giải đáp được hết những thắc mắc của mình về các vấn đề trên.