Hướng dẫn thủ tục tách thửa đất đã có nhà 2022

Tách thửa đất là việc khá phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến nhiều thứ xung quanh như lối đi, diện tích tối thiểu, kích thước chiều, cạnh. Vậy, thủ tục tách thửa đất đã có nhà như thế nào? Để tìm câu trả lời này, hãy cùng Vinaland tham khảo qua bài viết sau đây.

1. Điều kiện để tách thửa đất đã có nhà là gì?

thủ tục tách thửa đất đã có nhà

Nếu bạn muốn tách thửa đất đã có nhà thì cần đáp ứng được các điều kiện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định sau đây:

Căn cứ vào Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND và Quyết định 4655/2017/QĐ-UBND, bạn chỉ được tách thửa khi thửa đất còn lại (sau khi đã tách thửa đất mới) không nhỏ hơn diện tích và kích thước tối thiểu, cụ thể:

  • Trường hợp đất tại khu vực đô thị: Diện tích tối thiểu là 40 m2; Kích thước cạnh tối thiểu là 3m (không tính phần diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông).
  • Trường hợp đất tại khu vực nông thôn: thửa đất cần có diện tích tối thiểu là 50 m2; Kích thước cạnh tối thiểu là 4m.
  • Trường hợp đất thuộc xã miền núi, thửa đất cần có diện tích tối thiểu là 60 m2; Kích thước cạnh tối thiểu là 5m.

2. Hướng dẫn thủ tục tách thửa đất đã có nhà

thủ tục tách thửa đất đã có nhà

  • Hồ sơ đầy đủ để tách thửa đất bao gồm:

– 01 Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.

– 01 Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

  • Nộp hồ sơ (Chuẩn bị hồ sơ theo mẫu)

Bước 1: Đối với hộ gia đình, cá nhân thì có thể nộp hồ sơ tách thửa tại các địa điểm:

+ UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu;

+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

+ Nếu địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Nếu có bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa.

Bước 2: Thời gian tiếp nhận hồ sơ tách thửa:

Tối đa 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa đủ hay đúng quy định thì cơ quan nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung lại. 

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cần phải ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận (ghi rõ ngày hẹn trả kết quả) cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu tách thửa đất:

Đối với các trường hợp chuyển nhượng; tặng một phần thửa đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất;  do chia tách hộ gia đình thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm sau:

– Đo đạc địa chính cần chia tách thửa; Chuyển cho người sử dụng đất bản trích đo thửa mới tách và văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách.

– Thực hiện đăng ký biến động với phần diện tích được chuyển quyền; Xác nhận vào Giấy chứng nhận sự thay đổi diện tích đất hoặc trình lên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận mới với phần diện tích đất còn lại.

– Thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

  • Trả kết quả cho người sử dụng đất:

Thời hạn để trả kết quả không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

  • Thời gian giải quyết tách thửa:

Không quá 15 ngày thực hiện thủ tục tách thửa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 25 ngày đối với những nơi miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

3. Lệ phí khi tách thửa đất đã có nhà là bao nhiêu?

thủ tục tách thửa đất đã có nhà

  • Chi phí cho đo đạc tách thửa: Phí đo đạc tách thửa dao động từ 1.800.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ.
  • Lệ phí trước bạ:

Trường hợp 1: Nếu giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định thì lệ phí trước bạ tính theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2 đất)

Tuy nhiên trên thực tế không phải hợp đồng nào cũng ghi giá 01m2, thường thì sẽ ghi tổng số tiền nên sẽ tính 0,5% x tổng số tiền trong hợp đồng.

Trường hợp 2: Nếu giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định thì lệ phí trước bạ được tính theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 1m2 đất x Giá đất trong bảng giá đất)

  • Chi phí thẩm định hồ sơ: Theo Thông tư 85/2019/TT-BTC thì phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quy định nên mức thu sẽ khác nhau.
  • Lệ phí cấp bìa mới: Phí này cũng do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quy định nên mức thu sẽ khác nhau, thông thường đều thu từ 100.000 đồng trở xuống.
  • Tính mức thuế thu nhập cá nhân theo công thức sau: 

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 2% x Giá đất chuyển nhượng.

Nếu tách thửa đất giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. 

Bài viết trên Vinaland đã cung cấp đầy đủ thông tin về thủ tục tách thửa đất đã có nhà ở, hy vọng có thể giúp các bạn giải quyết việc tách thửa đất của mình ổn thỏa và nhanh chóng hơn.