Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2022

Trước khi khởi công xây dựng một công trình, chủ đầu tư phải xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xây dựng không cần xin giấy phép và từng thời kỳ quy định về giấy phép xây dựng sẽ khác nhau. Vậy những trường hợp nào chủ đầu tư được miễn giấy phép? Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì? Lệ phí cấp giấy phép xây dựng có cao không?

thủ tục xin giấy phép xây dựng

I. Các trường hợp nhà ở bắt buộc có giấy phép xây dựng

Trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư hay chủ tài sản phải xin cấp giấy phép xây dựng. Dựa khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng, được sửa đổi vào năm 2020, các trường hợp sau cần có giấy phép xây dựng:

  • Nhà ở riêng lẻ trong khu vực đô thị, ngoại trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô ít hơn 7 tầng trong dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm kê và phê duyệt.
  • Nhà ở riêng lẻ trong khu vực nông thôn có quy mô dưới 7 tầng nhưng thuộc khu vực quy hoạch xây dựng các khu chức năng hay quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm kê và phê duyệt.
  • Nhà ở riêng lẻ trong khu vực nông thôn nhưng được xây dựng tại khu bảo tồn hay khu di tích lịch sử – văn hóa.
  • Nhà ở riêng lẻ trong khu vực nông thôn có quy mô từ 7 tầng trở lên.

thủ tục xin giấy phép xây dựng

Xem thêm: Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất hiện nay 2022

II. Các trường hợp chủ đầu tư không cần xin cấp giấy phép xây dựng

Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp chủ đầu tư/chủ tài sản được miễn xin giấy phép xây dựng. Căn cứ theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:

  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô ít hơn 7 tầng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị quy hoạch chi tiết 1/500, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm kê và phê duyệt (trường hợp này cần thông báo thời điểm khởi công).
  • Nhà ở riêng lẻ trong khu vực nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch xây dựng các khu chức năng, quy hoạch đô thị hay quy hoạch chi tiết, nhằm xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm kê và phê duyệt.
  • Nhà ở riêng lẻ ở hải đảo, miền núi thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng các khu chức năng.

thủ tục xin giấy phép xây dựng

III. Trình tự và thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Đầu tiên, chủ đầu tư cần nộp 2 bản hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở hay điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Cơ quan thẩm quyền có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ cá nhân, tổ chức có nguyện vọng và tiến hành kiểm duyệt hồ sơ và ra quyết định.

Đối với hồ sơ đã được duyệt, UBND huyện sẽ gửi biên nhận cho chủ đầu tư. Đối với những hồ sơ chưa được hoàn thiện, phía cơ quan thẩm quyền sẽ hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ cần thiết.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ cấp phép

Thẩm định hồ sơ cấp phép diễn ra trong 7 ngày tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan thẩm quyền có nhiệm vụ kiểm tra thực địa và thẩm định. Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư có thể bị yêu cầu chỉnh sửa hay bổ sung hồ sơ trong trường hợp thiếu hay sai thực tế.

Thời gian đưa ra thông báo diễn ra trong 5 ngày làm việc. Nếu việc bổ sung hồ sơ của chủ đầu tư vẫn không đáp ứng những yêu cầu đề ra, thì trong 3 ngày làm việc, cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo kết quả và lý do không cấp giấy phép xây dựng.

thủ tục xin giấy phép xây dựng

Bước 3. Lấy ý kiến từ phía cơ quan thẩm quyền

Trong thời gian 12 ngày tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ đối chiếu hồ sơ và điều kiện của chủ đầu tư với quy định bởi Luật Xây Dựng. Đồng thời, cơ quan thẩm quyền sẽ gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực công trình.

Trong khoảng thời gian đó, các cơ quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung quản lý. Nếu sau thời hạn quy định, phía cơ quan thẩm quyền không trả lời, thì xem như nội dung được thông qua. Ngoài ra, cơ quan phải có trách nhiệm với những nội dung thuộc chức năng quản lý của họ.

Bước 4. Thực hiện cấp phép xây dựng cho chủ đầu tư

Nếu nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, thời hạn cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư diễn ra trong 15 ngày. Chủ đầu tư nhận giấy phép, kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện, quận theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

Xem thêm: Kí gửi là gì? Tìm hiểu về ký gửi trong bất động sản mới nhất 2022

IV. Thời hạn cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư

Nơi cấp giấy phép xây dựng cho các công trình là UBND cấp huyện thuộc địa giới hành chính quản lý. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ, thời hạn cấp giấy phép xây dựng là 15 ngày. Trong trường hợp cần xem xét thêm, cơ quan thẩm quyền phải thông báo đến nhà đầu tư bằng văn bản và không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

thủ tục xin giấy phép xây dựng

V. Lệ phí cho việc cấp giấy phép xây dựng

Dựa trên quy định của Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính, mức lệ phí cấp giấy phép xây dựng cụ thể như sau:

  • Nhà ở riêng lẻ thuộc đối tượng phải có giấy phép là 50.000 đồng/giấy phép
  • Công trình khác là 100.000 đồng/giấy phép.
  • Mức phí thu cho việc gia hạn giấy phép xây dựng là 10.000 đồng.

(Phí xây dựng nhà ở được ước tính bằng tỷ lệ phần trăm trên kinh phí xây dựng nhà ở, không bao gồm chi phí thiết bị. Cụ thể, mức phí xây dựng nhà ở riêng lẻ được ước tính theo diện tích xây dựng nhưng tối đa không vượt quá 35.000 đồng/m2. Cách tính trên được áp dụng theo nguyên tắc giảm dần theo cấp nhà, mức thu áp dụng đối với nhà ở nông thôn cấp thấp hơn nhà ở đô thị).

thủ tục xin giấy phép xây dựng

VI. Xây dựng nhưng không có giấy phép bị xử phạt như thế nào?

Dựa trên quy định của khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức phạt hành chính  đối với các trường hợp xây dựng không có giấy phép cụ thể như sau:

  • Phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng đối với các trường hợp nhà ở riêng lẻ trong khu di tích lịch sử – văn hóa, khu bảo tồn hay xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp (2).
  • Phạt hành chính từ 20 – 30 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc đô thị.

Ngoài việc bị phạt hành chính, cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm phải dừng thi công và có thời hạn 60 ngày tính từ ngày lập biên bản nhằm thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn 60 ngày trên, nhưng không xuất trình được giấy phép xây dựng thì phải bắt buộc tháo dỡ công trình.

thủ tục xin giấy phép xây dựng

Trên đây là những thông tin về thủ tục xin giấy phép xây dựng, một trong những hồ sơ cần thiết bậc nhất trước khi xây dựng công trình. Hy vọng thông qua bài viết của Vinaland, bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của giấy phép xây dựng và xin giấy phép thành công.