Những thủ tục thực hiện xóa đăng ký thế chấp mới nhất 2023

Thế chấp là một biện pháp hữu hiệu để đảm bảo người thế chấp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Các tài sản thế chấp hiện nay có thể chấp nhận gồm hiện vật và các quyền sở hữu nhà ở, đất đai. Tuy nhiên, vấn đề xóa đăng ký thế chấp luôn khiến nhiều người hoang mang bởi quy trình như thế nào? Thời gian chờ giải quyết bao lâu?

Bài viết sau đây, Vinaland sẽ cung cấp cho bạn đọc về những thông tin liên quan đến vấn đề trên.

Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) như thế nào? 
Thủ tục xóa đăng ký thế chấp (giải chấp) như thế nào?

I. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký giải chấp (thế chấp)

Dựa vào Nghị định số 102/2017/NÐ-CP liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm và trong Điều 19 của Thông tư số 07/2019/TT-BTP về hướng dẫn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất cùng với tài sản gắn liền với đất do Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành thì hồ sơ hủy đăng ký thế chấp bao gồm:

  • Đơn yêu cầu hủy đăng ký thế chấp dựa theo Mẫu số 03/XĐK
  • Văn bản đồng ý hủy đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp đối với trường hợp Đơn yêu cầu chỉ có chữ ký tên của bên thế chấp
  • Giấy chứng nhận cho trường hợp đăng ký thế chấp mà tại hồ sơ đăng ký có kèm theo Giấy chứng nhận
  • Văn bản ủy quyền cho trường hợp người nộp hồ sơ đăng ký thế chấp là người được ủy quyền
  • Số lượng: 01 bộ

II. Quy trình xóa hồ sơ đăng ký thế chấp (giải chấp)

Quy trình thực hiện hồ sơ giải chấp diễn ra gồm 5 bước
Quy trình thực hiện hồ sơ giải chấp diễn ra gồm 5 bước

Bước 1: Nộp hồ sơ, các loại giấy tờ đăng ký

Bước 2: Tiếp nhận bộ hồ sơ đăng ký

Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, cán bộ chức năng tiếp nhận sẽ cấp cho người đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả, đồng thời ghi vào Sổ tiếp nhận và gửi trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu đăng ký, tại Văn phòng đăng ký đất đai, các bộ sẽ kiểm tra hồ sơ yêu cầu đăng ký.

Bước 4: Trong trường hợp có căn cứ để từ chối hồ sơ đăng ký theo quy định Khoản 1 Điều 11 tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và trong Khoản 1 Điều 9 Thông tư cùng tên thì Văn phòng đăng ký đất đai có quyền từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ cùng với văn bản từ chối đăng ký đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ để tiến hành trả lại hồ sơ và hướng dẫn người đăng ký thực hiện đúng quy định.

Còn đối với trường hợp xóa đăng ký mà không có bất kỳ căn cứ nào thì trong thời hạn đăng ký, cán bộ tại Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Ghi nội dung hồ sơ xóa đăng ký và thời Điểm đăng ký theo thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào trong Sổ địa chính và cả Giấy chứng nhận theo những quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Sau khi ghi hồ sơ vào Sổ địa chính cùng với cấp Giấy chứng nhận thì ghi nội dung như trên vào Mục “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” tại Đơn yêu cầu đăng ký.

Bước 5: Trả kết quả hồ sơ đăng ký

Sau thời gian xét duyệt hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất sẽ trả lại cho người đăng ký 01 bản chính bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký gồm chứng nhận Văn phòng đăng ký đất đai
  • Đơn yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp đã được chứng nhận từ Văn phòng đăng ký đất đai
  • Giấy chứng nhận gồm nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, giấy xóa đăng ký hoặc nội dung sửa chữa những điều sai sót
  • Văn bản thông báo điều chỉnh thông tin sai sót về nội dung đăng ký đối với trường hợp người đăng ký tự phát hiện sai sót trong hồ sơ địa chính do lỗi của mình hay Văn bản đính chính hồ sơ có sai sót về nội dung đăng ký hoặc Đơn yêu cầu đăng ký đã được chứng nhận của cơ quan đăng ký có các sai sót mà người yêu cầu đăng ký phát hiện ra sai sót.

Văn phòng đăng ký đất sẽ trả kết quả cho người đăng ký theo phương thức nhận trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai hay tại Bộ phận tiếp nhận và trao trả kết quả theo cơ chế một cửa.

III. Cơ quan giải quyết đăng ký giải chấp

Cơ quan đảm nhiệm giải quyết hồ sơ giải chấp gồm có Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận theo cơ chế một cửa
Cơ quan đảm nhiệm giải quyết hồ sơ giải chấp gồm có Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận theo cơ chế một cửa
  • Cơ quan chức năng có quyền tiếp nhận hồ sơ: Văn đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;
  • Cơ quan chức năng có quyền xóa thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai

IV. Thời gian giải quyết và trả kết quả hồ sơ đăng ký giải chấp

Thời gian giải quyết hồ sơ giải chấp dài nhất là 03 ngày
Thời gian giải quyết hồ sơ giải chấp dài nhất là 03 ngày

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm xét duyệt đăng ký và trả kết quả hồ sơ trong ngày nhận nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ. Tuy nhiên, nếu hồ sơ đã được nhận sau 15 giờ thì việc hoàn thành đăng ký và trả kết quả sẽ được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.

Đối với trường hợp hồ sơ được giải quyết thời gian dài thì cũng không quá 03 ngày làm việc (trừ ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

V. Chi phí để xóa đăng ký thế chấp

Mức phí để cơ quan thực hiện thực hiện việc xóa đăng ký thế chất đất là 20.000 VNĐ
Mức phí để cơ quan thực hiện thực hiện việc xóa đăng ký thế chất đất là 20.000 VNĐ

Mức phí để thực hiện xóa đăng ký thế chấp đất đã được quy định rõ tại Điều 4 trong Thông tư 202/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ nộp, thu, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực giao dịch, nhằm bảo đảm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành, theo đó thì lệ phí dùng để xóa đăng ký thế chấp đất sẽ là 20.000 VNĐ/hồ sơ.

Trên đây là những tư vấn của Vinaland về thủ tục để xóa đăng ký thế chấp. Nếu còn các vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ về pháp lý khác thì bạn có thể đến Vinaland thông qua hotline: 0907 138 283 – 0898 136 333 để được nhân viên hỗ trợ tận tâm và nhiệt tình nhất.