Trú Quán Là Gì? Hiểu Đúng Về Trú Quán, Nguyên Quán Và Quê Quán?

Trú quán là gì? Trú quán, nguyên quán và quê quán là những thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất thật sự của những thuật ngữ này. Bài viết dưới đây, VINA Land sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về 3 thuật ngữ này.

Giải đáp trú quán là gì?

Trú quán là gì? Trú quán được hiểu đơn giản là nơi sinh sống thường xuyên của một người, được xác định dựa trên cấp hành chính từ cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Hiện tại, theo pháp luật cư trú Việt Nam chưa có định nghĩa về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.

Theo đó tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp của một cá nhân, là nơi họ thường xuyên sinh sống và được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú.

Công dân cần phải thực hiện việc đăng ký cư trú, làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng để điều chỉnh thông tin về nơi cư trú.

Như vậy, về bản chất thì trú quán là nơi ở của một công dân, được xác định là nơi công dân đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

Tìm hiểu khái niệm trú quán là gì?
Tìm hiểu khái niệm trú quán là gì?

Phân biệt trú quán, nguyên quán và quê quán

Sau khi nắm được trú quán nghĩa là gì? Chắc hẳn bạn vẫn còn thắc mắc 3 thuật ngữ này có điểm gì khác nhau đúng không. Về cơ bản thì trú quán, nguyên quán và quê quán đều có ý nghĩa là chỉ nơi sinh sống, gốc gác của một người. Tuy nhiên về pháp lý thì những thuật ngữ này lại mang nghĩa khác nhau, cụ thể:

Định nghĩa:

  • Trú quán: Là nơi cư trú của công dân và được xác định theo giấy đăng ký tạm trú tạm vắng.
  • Nguyên quán: Là để xác định nguồn gốc của một người, cụm từ được xuất hiện trên CMND/CCCD hoặc trong sổ hộ khẩu.
  • Quê quán: Được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ hoặc theo giấy khai sinh.

Bản chất:

  • Trú quán: Là nơi một người sinh sống thường xuyên, đây có thể không phải là nơi người đó sinh ra.
  • Nguyên quán: Là nơi sinh ra của cha người đó (không phụ thuộc có lớn lên ở đó hay không). Trường hợp không xác định được cha thì sẽ dựa vào mẹ.
  • Quê quán: Là nơi sinh ra và lớn lên của cha người đó. Trường hợp không xác định được cha thì sẽ dựa vào mẹ.

Căn cứ xác định:

  • Trú quán: Xác định theo giấy đăng ký thường trú, tạm trú hoặc tạm vắng tại địa phương người đó sinh sống.
  • Nguyên quán: Được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Trường hợp không xác định được những đối tượng trên thì sẽ xác định dựa theo cha, mẹ.
  • Quê quán: Xác định dựa trên gốc gác của cha mẹ hoặc xác định theo tập quán.

Loại văn bản hành chính, cách ghi trên giấy tờ:

  • Trú quán: Ghi trong Giấy đăng ký thường trú, tạm trú, tạm vắng.
  • Nguyên quán: Được ghi trong CMND/ CCCD, sổ hộ khẩu và được ghi theo giấy khai sinh. Nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo gốc gác của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại đều được.
  • Quê quán: Được ghi trong lý lịch cá nhân, giấy khai sinh.
Phân biệt trú quán, nguyên quán và quê quán dễ hiểu nhất
Phân biệt trú quán, nguyên quán và quê quán dễ hiểu nhất

Xem thêm:

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thường trú đầy đủ

Hiểu được khái niệm trú quán có nghĩa là gì, có lẽ bạn cũng rất tò mò việc đăng ký thường trú cần những tài liệu, giấy giờ gì. Giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký thường trú gồm có:

Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của bản thân:

  • Tờ khai về việc đổi thông tin cư trú.
  • Tài liệu, văn bản giấy tờ chứng minh sở hữu chỗ ở hợp pháp.

Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu đồng ý:

  • Tờ khai về việc thay đổi thông tin cư trú, ghi ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hay người được ủy quyền.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ hoặc thành viên trong hộ gia đình, nếu như đã có thông tin về quan hệ này trên Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không cần.
  • Tài liệu, văn bản, giấy tờ chứng minh các điều kiện cần thiết khác.

Hồ sơ đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp do thuê, mượn:

  • Tờ khai về việc thay đổi thông tin cư trú, trong đó có ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, nếu đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản thì không cần.
  • Giấy tờ cụ thể về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã được chứng thực hoặc công chứng tại cơ quan pháp lý.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thường trú đầy đủ
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thường trú đầy đủ

Hồ sơ đăng ký thường trú tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có công trình phụ trợ là nhà ở:

  • Tờ khai về việc đổi thông tin cư trú.
  • Giấy tờ chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo.
  • Giấy tờ chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng.
  • Văn bản xác nhận của UBND cấp xã về việc trong cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng của người đó có công trình phụ trợ là nhà ở.
  • Văn bản xác nhận của UBND cấp xã về việc người đăng ký thường trú là trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

Hồ sơ đăng ký thường trú tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc hộ gia đình nhận cưu mang, nuôi dưỡng, chăm sóc:

  • Tờ khai về việc đổi thông tin cư trú. Trong đó có ý kiến đồng ý đăng ký thường trú của chủ hộ nhận cưu mang, chăm sóc, nuôi dưỡng; chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, nếu đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản thì không cần.
  • Văn bản đề nghị của người đang đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
  • Giấy tờ xác nhận về việc chăm sóc, trợ giúp, nuôi dưỡng.

Quy trình đăng ký thường trú

Quy trình đăng ký thường trú cũng khá đơn giản, bạn có thể chọn một trong hai cách sau:

Đăng ký trực tiếp tại công an

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Quy trình đăng ký thường trú

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ còn thiếu thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung giấy tờ đó.

Khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ tiến hành thẩm định và cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Sau đó thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thành công thông tin đăng ký thường trú.

Lệ phí đăng ký thường trú trực tiếp tại công an là 20.000 đồng/lần theo quy định.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký là 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Quy trình đăng ký thường trú
Quy trình đăng ký thường trú

Đăng ký trực tuyến

Chuẩn bị các giấy tờ như đăng ký trực tiếp và làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào cổng dịch vụ quản lý cư trú.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản.

Bước 3: Chọn vào mục đăng ký thường trú.

Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết và nộp hồ sơ đính kèm.

Lệ phí đăng ký trực tuyến là 10.000 đồng/lần theo quy định.

Trên đây, VINA Land đã giải đáp khái niệm trú quán là gì cũng như chia sẻ cách phân biệt trú quán, nguyên quán và quê quán. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ này.